Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên - Những bước đi vững chắc

Thứ năm - 26/07/2018 00:10
Sau 7 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo nhiều vùng quê trên mảnh đất “Đệ nhất danh trà” đã đổi thay rõ rệt, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân từng bước được nâng lên. Với các giải pháp căn cơ, đồng bộ, sáng tạo, Thái Nguyên sẽ phấn đấu để trở thành điểm sáng xây dựng NTM của cả nước.
xay dung nong thon moi o thai nguyen nhung buoc di vung chac

Nông thôn mới đã trở thành hiện thực

Theo Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên, tính đến hết tháng 6/2018, toàn tỉnh có 64 xã đạt chuẩn NTM, đạt 46%. Thành phố Thái Nguyên và thành phố Sông Công đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2017 là 26,2 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm còn 11,94%. Các xã đã đạt chuẩn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt.

Thực tiễn cho thấy, Chương trình xây dựng NTM ở Thái Nguyên đã thực sự trở thành phong trào thi đua rộng khắp trong toàn tỉnh và đã đạt nhiều kết quả rất tích cực. Tổng nguồn lực đã bố trí trong kế hoạch để hỗ trợ các nội dung về phát triển sản xuất trong xây dựng NTM năm 2018 là gần 47 tỷ đồng. Về phát triển HTX nông nghiệp, tính đến ngày 30/6/2018, toàn tỉnh có 214 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè; 36 HTX chăn nuôi gia súc, gia cầm; 94 HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp, 3 HTX thủy sản và 1 HTX lĩnh vực nước sạch nông thôn. Toàn tỉnh cũng đã có 593 trang trại. Các địa phương đang tiếp tục triển khai công tác dồn điền đổi thửa, thiết kế lại hệ thống giao thông, thủy lợi, chuẩn bị điều kiện thuận lợi đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, tiêu biểu là huyện Phú Bình.

Thực tiễn xây dựng NTM đã khẳng định những thành tựu to lớn của tỉnh Thái Nguyên đạt được là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng như các địa phương đã quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng NTM. Nhận thức của đa số cán bộ, đảng viên và người dân về Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đã được nâng lên. Các xã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2018 đã chủ động đánh giá hiện trạng các tiêu chí đã đạt, tiêu chí chưa đạt xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện để hoàn thành các tiêu chí chưa đạt chuẩn. Các xã đã đạt chuẩn và các xã còn lại tiếp tục chỉ đạo, huy động nguồn lực để nâng cao chất lượng và tăng số tiêu chí đạt chuẩn. Đối với các xã đăng ký xây dựng xã NTM kiểu mẫu, bước đầu đã xây dựng được kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí, tổ chức triển khai thực hiện bộ tiêu chí xã, xóm kiểu mẫu, hộ gia đình NTM…

Trong quá trình thực hiện đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, trong đó coi trọng vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị. Xác định rõ vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM với quan điểm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và phương châm “lấy sức dân để giải quyết công việc của dân”. Tổ chức sơ kết, tổng kết các mô hình, rút kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng những điển hình tiên tiến.

xay dung nong thon moi o thai nguyen nhung buoc di vung chac

Nhân dân xóm trại xã Nga Mỹ, huyện Phú Bình đóng góp ngày công làm sân nhà văn hóa

Hướng tới các tiêu chí bền vững

Mặc dù đã đạt được những kết quả khá toàn diện, số xã đạt chuẩn NTM vượt kế hoạch, các xã đều tăng về chỉ tiêu, tuy nhiên, mức độ đạt của các tiêu chí chưa cao, một số tiêu chí tuy đã đạt được nhưng còn kém bền vững như: Tiêu chí hộ nghèo, thu nhập, môi trường, văn hóa, an ninh trật tự. Công tác rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch NTM, lập đề án xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 tại nhiều địa phương chưa được quan tâm triển khai thực hiện, việc huy động nguồn lực của các doanh nghiệp và cá nhân để xây dựng NTM còn hạn chế đặc biệt là các xã giai đoạn 2018-2020;…

Tỉnh Thái Nguyên cũng đã đặt ra kế hoạch 2018-2020 có 32 xã đạt chuẩn NTM, xây dựng 9 xã và 9 xóm NTM kiểu mới, nâng cao chất lượng các tiêu chí ở các xã đã đạt chuẩn và tăng số tiêu chí đạt chuẩn ở các xã còn lại. Bên cạnh đó, sẽ cơ bản hoàn thành các công trình hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của người dân như: giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, cụ thể, thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 29 triệu đồng/người/năm, năm 2019 đạt 32 triệu đồng/năm, năm 2020 đạt 36 triệu đồng/năm.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch cụ thể, trong đó, đối với nhóm xã phấn đấu đạt chuẩn NTM, xây dựng kế hoạch, lộ trình và cân đối, bố trí nguồn lực hỗ trợ thực hiện các tiêu chí cần đạt chuẩn ngay từ đầu năm; tập trung chỉ đạo xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, HTX, liên kết sản xuất, xây dựng xóm NTM kiểu mẫu. Đối với nhóm xã đã đạt chuẩn NTM, xã xây dựng “NTM kiểu mẫu”, cần xây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí. Trong đó, tập trung thực hiện các nội dung tổ chức sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp gắn với NTM, phát triển các mô hình sản xuất quy mô lớn, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nong sản chủ lực… Đối với nhóm xã còn lại, sẽ tổ chức rà soát, đánh giá thực chất mức độ đạt được các tiêu chí, xây dựng kế hoạch, cân đối nguồn lực để thực hiện, ưu tiên thực hiện các tiêu chí cần ít nguồn lực, tiêu chí thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh… tạo sự chuyển biến rõ nét và bền vững trên từng lĩnh vực, làm tiền đề phấn đấu đạt chuẩn NTM theo lộ trình đề ra…

Lãnh đạo Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh: Coi trọng và thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, ý thức tự giác, tự chủ của người dân, nhân rộng các điển hình tiêu biểu trên cơ sở thực hiện hiệu quả phong tròng thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng NTM” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh” là nhiệm vụ được Thái Nguyên đặc biệt chú trọng. Cạnh đó, để nâng cao thu nhập cho người dân, việc phát triển kinh tế và tổ chức sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển các mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của từng vùng. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Xây dựng và triển khai có hiệu quả Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2030”…

Theo Hương Anh/Báo Công Thương.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập200
  • Hôm nay63,132
  • Tháng hiện tại893,859
  • Tổng lượt truy cập92,067,588
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây