Sinh năm 1976 trong một gia đình thuần nông nghèo tại bản Cả cuộc sống rất khó khăn, sau khi học hết phổ thông, anh theo học trung cấp điện với hy vọng có trong tay một nghề để kiếm sống. Nhưng có lẽ cái nghiệp nghề nông đã níu giữ anh lại với mảnh đất cằn cỗi nơi đây, thôi thúc anh tìm ra con đường làm giàu. Anh suy nghĩ với địa hình đồi núi, đất canh tác rất hạn chế, lại hay gặp phải tình trạng khô hạn, thiếu nước, do vậy phát triển chăn nuôi sẽ hợp lý hơn trồng trọt.
Qua giới thiệu của bạn bè, anh lặn lội vào tận mảnh đất Hương Sơn, Hà Tĩnh để học tập kinh nghiệm của các hộ đã thành công. Năm 2002, anh quyết định đầu tư mua 4 con hươu về nuôi lấy nhung. Do chủ quan trong khâu lựa chọn thức ăn mà 2 con hươu đã bị chết vì ngộ độc lá cây. Không nản chí, anh tiếp tục tìm tòi kỹ thuật chăm sóc hươu qua sách báo, tivi, internet…đồng thời tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do Hội Nông dân các cấp tổ chức. Được Hội cho vay 30 triệu nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện, anh thêm tự tin để mở rộng chăn nuôi.
Năm 2012, anh mạnh dạn nuôi thêm nai và lợn rừng. Hiện nay, trên diện tích chăn nuôi hơn 2.000m2, gia đình anh nuôi 37 con hươu (gồm 17 con đực cho nhung cơ bản còn lại là hươu cái và hươu đực nhỏ), 6 con nai và gần 50 con lợn rừng theo hình thức bán hoang dã. Khu chăn nuôi rộng có nhiều cây bóng mát, tạo được không gian và nền đất thích nghi với bản năng hoang dã của hươu, nai, lợn rừng, xung quanh dùng lưới B40 để quây hàng rào bảo vệ. Về xây dựng chuồng nuôi, anh Hạnh cho hay: “Cần có mái che mưa, che nắng, đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè và ấm áp về mùa đông, tránh nắng nóng, mưa tạt, gió lùa. Chi phí làm chuồng trại thấp, có thể tận dụng các thanh que, gỗ cây keo, bạch đàn, tre...”.
Nói về kỹ thuật nuôi hươu, nai, lợn rừng, anh Hạnh chia sẻ, đây đều là những động vật hoang dã, khả năng khánh bệnh tốt, nguồn thức ăn đa dạng chủ yếu là lá cây rừng và các phụ phẩm nông nghiệp như cây ngô, sắn, lạc...phù hợp với đặc điểm địa hình đồi núi. Điều quan trọng là cần lựa chọn nguồn thức ăn sạch, đảm bảo tránh cho vật nuôi bị ngộ độc.
Theo kinh nghiệm của anh, khi vật nuôi bị bệnh chướng hơi, đầy bụng do ăn phải lá cây, cỏ nhiễm thuốc trừ sâu thì có thể dùng các loại lá nam để giải độc hoặc cho hươu, nai uống rượu, bia để nôn ra lá, cây độc. Hươu, nai đều là những động vật nhai lại, do vậy để chất lượng nhung tốt thì vào mùa lấy nhung (từ tháng giêng tới tháng tư) cần bổ sung các loại thức ăn giàu chất xơ như rau, củ quả, cà rốt, khoai lang, ngô, lạc...Từ lúc hươu, nai rụng nắp bia bật nhung được khoảng 45 - 50 ngày cần thu hoạch nhung ngay để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Vào mùa hươu “động đực” khoảng từ tháng 7 đến tháng 12 cần nhốt riêng mỗi con một chuồng rộng chừng 3 - 4m2 để tránh hiện tượng hươu đâm nhau hoặc phối giống trùng huyết, vừa tiện cho việc kiểm tra bệnh tật và điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp cho mỗi hươu đực. Hết khoảng thời gian này có thể thả vây chung. Đối với lợn rừng cần phải chọn giống tốt, những con có dáng cao, bụng thon, lông mượt, mõm thẳng, khẩu phần ăn cần cung cấp 50% chất xơ (như: rau, củ, quả các loại), 50% tinh bột (như: ngũ cốc, bã đậu….
Anh Đinh Xuân Hạnh khẳng định hươu, nai, lợn rừng đều là những con nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. So với nuôi bò cũng là một loài động vật nhai lại thì nuôi hươu, nai hiệu quả hơn nhiều. Hươu, nai sau khi nuôi 3 năm bắt đầu cho thu hoạch nhung, thời gian thu nhung kéo dài khoảng 12 năm, sau đó có thể bán thịt, xương dùng để nấu cao. Nhung hươu và nhung nai đều là nguồn dinh dưỡng tự nhiên có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nếu như nhung hươu có tác dụng bổ dương được ví như thần dược cho nam giới thì nhung nai lại rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh. Khi hươu đực được 3 năm sẽ cho nhung cơ bản với trọng lượng từ 0,3 - 0,5 kg, lượng nhung tối đa thu được của mỗi con trưởng thành từ 0,8 - 0,9 kg, bán ra thị trường với giá 1,8 triệu/0,1kg.
Nhung nai có trọng lượng nhiều hơn, đạt 1,2 - 1,3kg/con với giá bán 1,2 triệu đồng/0,1kg. Ngoài nuôi hươu, nai lấy nhung, anh Hạnh còn cung cấp hươu, nai giống cho thị trường với giá bán từ 15 - 17 triệu đồng/cặp hươu giống và 27 - 28 triệu đồng/cặp nai giống. Nai thịt 1 năm tuổi có trọng lượng khoảng 70 kg được bán với giá 200.000đồng/kg. Thịt lợn rừng có giá từ 130.000đ - 150.000đ/kg. Các sản phẩm từ nhung, nai, lợn rừng của gia đình anh không chỉ phục vụ cho thị trường trong tỉnh mà còn cung cấp cho nhiều địa phương như Hải Phòng, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Nội...mang lại thu nhập gần 300 triệu đồng mỗi năm.
Nhờ đó gia đình anh có điều kiện xây dựng ngôi nhà khang trang với nhiều vật dụng tiện nghi, hiện đại. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Hạnh còn tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động địa phương với mức lương 3,5 triệu đồng/tháng, giúp nhiều hộ khó khăn về giống, vốn theo hình thức góp công hưởng lợi. Nhiều người tìm tới trang trại của anh Hạnh mua con giống đều được anh tận tình tư vấn, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật đối với từng loại con nuôi. Khi được hỏi về dự định sắp tới, anh nheo mắt cười và trả lời rất chân tình, mộc mạc: “Mình chỉ mong có thêm nguồn vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi, giúp đỡ được nhiều hộ nông dân hơn nữa”.
Qua giới thiệu của bạn bè, anh lặn lội vào tận mảnh đất Hương Sơn, Hà Tĩnh để học tập kinh nghiệm của các hộ đã thành công. Năm 2002, anh quyết định đầu tư mua 4 con hươu về nuôi lấy nhung. Do chủ quan trong khâu lựa chọn thức ăn mà 2 con hươu đã bị chết vì ngộ độc lá cây. Không nản chí, anh tiếp tục tìm tòi kỹ thuật chăm sóc hươu qua sách báo, tivi, internet…đồng thời tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do Hội Nông dân các cấp tổ chức. Được Hội cho vay 30 triệu nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện, anh thêm tự tin để mở rộng chăn nuôi.
Năm 2012, anh mạnh dạn nuôi thêm nai và lợn rừng. Hiện nay, trên diện tích chăn nuôi hơn 2.000m2, gia đình anh nuôi 37 con hươu (gồm 17 con đực cho nhung cơ bản còn lại là hươu cái và hươu đực nhỏ), 6 con nai và gần 50 con lợn rừng theo hình thức bán hoang dã. Khu chăn nuôi rộng có nhiều cây bóng mát, tạo được không gian và nền đất thích nghi với bản năng hoang dã của hươu, nai, lợn rừng, xung quanh dùng lưới B40 để quây hàng rào bảo vệ. Về xây dựng chuồng nuôi, anh Hạnh cho hay: “Cần có mái che mưa, che nắng, đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, mát mẻ về mùa hè và ấm áp về mùa đông, tránh nắng nóng, mưa tạt, gió lùa. Chi phí làm chuồng trại thấp, có thể tận dụng các thanh que, gỗ cây keo, bạch đàn, tre...”.
Nói về kỹ thuật nuôi hươu, nai, lợn rừng, anh Hạnh chia sẻ, đây đều là những động vật hoang dã, khả năng khánh bệnh tốt, nguồn thức ăn đa dạng chủ yếu là lá cây rừng và các phụ phẩm nông nghiệp như cây ngô, sắn, lạc...phù hợp với đặc điểm địa hình đồi núi. Điều quan trọng là cần lựa chọn nguồn thức ăn sạch, đảm bảo tránh cho vật nuôi bị ngộ độc.
Theo kinh nghiệm của anh, khi vật nuôi bị bệnh chướng hơi, đầy bụng do ăn phải lá cây, cỏ nhiễm thuốc trừ sâu thì có thể dùng các loại lá nam để giải độc hoặc cho hươu, nai uống rượu, bia để nôn ra lá, cây độc. Hươu, nai đều là những động vật nhai lại, do vậy để chất lượng nhung tốt thì vào mùa lấy nhung (từ tháng giêng tới tháng tư) cần bổ sung các loại thức ăn giàu chất xơ như rau, củ quả, cà rốt, khoai lang, ngô, lạc...Từ lúc hươu, nai rụng nắp bia bật nhung được khoảng 45 - 50 ngày cần thu hoạch nhung ngay để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Vào mùa hươu “động đực” khoảng từ tháng 7 đến tháng 12 cần nhốt riêng mỗi con một chuồng rộng chừng 3 - 4m2 để tránh hiện tượng hươu đâm nhau hoặc phối giống trùng huyết, vừa tiện cho việc kiểm tra bệnh tật và điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp cho mỗi hươu đực. Hết khoảng thời gian này có thể thả vây chung. Đối với lợn rừng cần phải chọn giống tốt, những con có dáng cao, bụng thon, lông mượt, mõm thẳng, khẩu phần ăn cần cung cấp 50% chất xơ (như: rau, củ, quả các loại), 50% tinh bột (như: ngũ cốc, bã đậu….
Anh Đinh Xuân Hạnh khẳng định hươu, nai, lợn rừng đều là những con nuôi mang lại giá trị kinh tế cao. So với nuôi bò cũng là một loài động vật nhai lại thì nuôi hươu, nai hiệu quả hơn nhiều. Hươu, nai sau khi nuôi 3 năm bắt đầu cho thu hoạch nhung, thời gian thu nhung kéo dài khoảng 12 năm, sau đó có thể bán thịt, xương dùng để nấu cao. Nhung hươu và nhung nai đều là nguồn dinh dưỡng tự nhiên có tác dụng bồi bổ sức khỏe, nếu như nhung hươu có tác dụng bổ dương được ví như thần dược cho nam giới thì nhung nai lại rất tốt cho phụ nữ sau khi sinh. Khi hươu đực được 3 năm sẽ cho nhung cơ bản với trọng lượng từ 0,3 - 0,5 kg, lượng nhung tối đa thu được của mỗi con trưởng thành từ 0,8 - 0,9 kg, bán ra thị trường với giá 1,8 triệu/0,1kg.
Nhung nai có trọng lượng nhiều hơn, đạt 1,2 - 1,3kg/con với giá bán 1,2 triệu đồng/0,1kg. Ngoài nuôi hươu, nai lấy nhung, anh Hạnh còn cung cấp hươu, nai giống cho thị trường với giá bán từ 15 - 17 triệu đồng/cặp hươu giống và 27 - 28 triệu đồng/cặp nai giống. Nai thịt 1 năm tuổi có trọng lượng khoảng 70 kg được bán với giá 200.000đồng/kg. Thịt lợn rừng có giá từ 130.000đ - 150.000đ/kg. Các sản phẩm từ nhung, nai, lợn rừng của gia đình anh không chỉ phục vụ cho thị trường trong tỉnh mà còn cung cấp cho nhiều địa phương như Hải Phòng, Hà Nam, Thanh Hóa, Hà Nội...mang lại thu nhập gần 300 triệu đồng mỗi năm.
Nhờ đó gia đình anh có điều kiện xây dựng ngôi nhà khang trang với nhiều vật dụng tiện nghi, hiện đại. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Hạnh còn tạo việc làm thường xuyên cho 2 lao động địa phương với mức lương 3,5 triệu đồng/tháng, giúp nhiều hộ khó khăn về giống, vốn theo hình thức góp công hưởng lợi. Nhiều người tìm tới trang trại của anh Hạnh mua con giống đều được anh tận tình tư vấn, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật đối với từng loại con nuôi. Khi được hỏi về dự định sắp tới, anh nheo mắt cười và trả lời rất chân tình, mộc mạc: “Mình chỉ mong có thêm nguồn vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi, giúp đỡ được nhiều hộ nông dân hơn nữa”.
Theo Hội nông dân