Học tập đạo đức HCM

Có vốn Agribank, người nuôi ốc hương ở Khánh Hòa đổi đời

Thứ năm - 17/06/2021 06:40
Nhờ vào nguồn vốn Agribank mà nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã mang lại thành công và năng suất, hiệu quả cao, góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương

Những ngày đầu tháng 6, chúng tôi đến khu vực nuôi trồng thủy sản của xã Vạn Khánh, Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) thấy bà con ai ai cũng phấn khởi. Tại đây, nhiều hộ phát triển nhờ vào nuôi tôm thẻ chân trắng, cá mú, cá chim, ốc hương…

Có vốn Agribank, người nuôi ốc hương ở Khánh Hòa đổi đời - Ảnh 1.

Gia đình ông Ông Lê Trúc (xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh) phát triển mô hình nhờ nguồn vốn của Agribank chi nhánh huyện Vạn Ninh (Ảnh C.T).

 Theo nghi nhận của PV, tại hộ nuôi của gia đình ông Nguyễn Đình Thông (xã Vạn Khánh), hiện ông sở hữu diện tích trên 10ha nuôi tôm thẻ chân trắng và ốc hương. Mô hình của ông được đầu tư khá bài bản, các cơ sở trang thiết bị phục vụ nuôi, kênh mương dẫn nước biển vào, hệ thống chứa nước và ao nuôi khá hiện đại được đầu tư theo hướng công nghiệp, khác xa so với cách sản xuất truyền thống của người dân.

Ông Thông chia sẻ: "Gia đình tôi phất lên nhờ hoàn toàn vào Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) chi nhánh huyện Vạn Ninh. Bởi nghề nuôi trồng thủy sản đòi hỏi nguồn vốn lớn, đầu tư cao nếu không có nguồn vốn thì người nuôi chắc chắn gặp khó. Gia đình tôi đã vay vốn của ngân hàng từ năm 2010 với số tiền 1 tỷ đồng để nuôi tôm, ốc hương. Nhờ giá cả thuận lợi nên gia đình có lãi và mở rộng diện tích".  

Theo các hộ nuôi ốc hương của địa phương, năm 2021 nhờ thời tiết thuận lợi, cộng với kỹ thuật chăm sóc tốt nên sản lượng đạt hơn so với mọi năm. Giá bán hiện nay khoảng 210.000 – 220.000 đồng/kg, trừ chi phí người nuôi lãi khoảng 70.000 đồng/kg. Ngoài việc bà con nuôi theo hướng truyền thống như trước đây thì một số hộ đang nghiên cứu nuôi theo hướng công nghiệp, với quy trình khép kín.

 

Có vốn Agribank, người nuôi ốc hương ở Khánh Hòa đổi đời - Ảnh 2.

Một số hộ dân tại huyện Vạn Ninh đang áp dụng mô hình nuôi ốc hương và tôm theo hướng công nghiệp (Ảnh C.T).

Ông Lê Trúc (xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh) người đã gắn bó với nghề nuôi ốc hương hơn 6 năm nay cho biết: "Sau khi tôi đi bộ đội về thì hoàn cảnh rất khó khăn và không có vốn để đầu tư sản xuất. Năm 1992, gia đình tôi may mắn được Agribank Chi nhánh huyện Vạn Ninh hỗ trợ vay vốn 50 triệu đồng. Nhờ biết cách làm ăn, cần cù, chịu khó và giá cả thị trường tương đối ổn định nên gia đình đã vượt khó.Gia đình  tôi thả nuôi 7.000m2 ốc hương, với giá 210.000 đồng/kg, vụ trước gia đình đã thu được 12 tấn, doanh thu 2,4 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí lãi 1 tỷ đồng".

Theo ông Trúc, các năm trước đây giá ốc hương thấp chỉ khoảng 130.000 -140.000đồng/kg nên người nuôi không có lãi. Tuy nhiên, khoảng 3 năm trở lại đây giá ốc hương đã bật tăng trở lại dao động 210.000 -220.000đồng/kg, thậm chí 250.000đồng/kg, với giá bán trên người nuôi có lãi lớn ai ai cũng phấn khởi, bình quân lãi khoảng 70 ngàn đồng/kg. Chỉ cần giá ốc hương khoảng 160 ngàn đồng/kg, thì người dân đã bắt đầu có lãi, riêng vụ này gia đình ông thả 2 triệu con giống và ốc hương đang giai đoạn phát triển tốt – ông Trúc nói.

Câu chuyện của hai hộ dân ông Trúc và ông Thông cho thấy nguồn vốn tam nông thật sự là "bà đỡ" cho nhiều hộ nông dân làm giàu của địa phương, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới.

Ông Nguyễn Phương Thảo – Giám đốc Agribank Chi nhánh huyện Vạn Ninh cho biết, trong thời gian qua chi nhánh tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, cũng như phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan ban ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội… để tập trung mọi nguồn lực triển khai cho vay đầu tư phát triển lĩnh vực "Tam nông". Đến nay dư nợ cho vay  lĩnh vực này chiếm tỷ trọng trên 55% tổng dư nợ toàn chi nhánh.

Ông Thảo cho biết thêm, Agribank thường xuyên duy trì các chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp, nông thôn; nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn của khách hàng, tiếp tục đồng hành cùng khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong đó, rất nhiều hộ dân ở địa phương sau khi tiếp cận nguồn vốn đã phát huy được hiệu quả, xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy hải sản đạt năng xuất cao, trở thành những tấm gương điển hình tiên tiến để phát triển kinh tế, làm thay đổi bộ mặt nông thôn trên địa bàn huyện.
https://etime.danviet.vn/co-von-agribank-nguoi-nuoi-oc-huong-o-khanh-hoa-doi-doi-2021061709385316.htm

Theo Công Tâm/etime.danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập280
  • Hôm nay69,482
  • Tháng hiện tại728,809
  • Tổng lượt truy cập93,106,473
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây