Học tập đạo đức HCM

Để ngành chăn nuôi phát triển bền vững

Thứ tư - 12/08/2020 05:10
Những năm qua, ngành chăn nuôi luôn đóng góp lớn vào cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Tuy nhiên, trong xu thế nền nông nghiệp đang tái cơ cấu với nhiều thuận lợi đan xen khó khăn, thách thức, nhất là trong tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ngày càng phức tạp, cần có những giải pháp đồng bộ hơn nữa để chăn nuôi phát triển bền vững.

Những hộ chăn nuôi đầu tư chuồng trại quy mô lớn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
sẽ không chịu nhiều tác động bởi yếu tố dịch bệnh

Với tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân giai đoạn 2013 - 2020 đạt 3,63%/năm, tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị ngành ước đạt 54,7% năm 2020, chăn nuôi đã trở thành lĩnh vực chính, góp phần quan trọng trong duy trì tốc độ tăng trưởng chung cho Nông nghiệp Vĩnh Phúc. Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có những mô hình liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm như: Sản phẩm sữa bò tươi ở các vùng chăn nuôi bò sữa tại các huyệ:n Vĩnh Tường, Lập Thạch, Tam Đảo; mô hình chuỗi liên kết chăn nuôi - giết mổ - tiêu thụ thịt lợn, thịt gà an toàn và trứng gà sạch…

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, ngành chăn nuôi của tỉnh đang chịu tác động lớn bởi sự lên xuống giá cả của thị trường và tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập của các loại dịch bệnh. Qua đợt dịch tả lợn châu Phi từ cuối tháng 3/2019 đến đầu tháng 2/2020, toàn tỉnh đã có 834 thôn, 130 xã, phường thuộc 9 huyện, thành phố có ổ dịch với trên 113.000 con lợn mắc bệnh, chết và bị tiêu hủy. Ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi khiến giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh giảm hơn 6%, riêng đàn lợn giảm hơn 28% so với cùng kỳ năm 2018. Từ đầu năm 2020 đến nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, chăn nuôi lợn tiếp tục gặp khó khăn do giá con giống cao, nguồn cung cấp giống từ các cơ sở chăn nuôi uy tín, đảm bảo an toàn còn hạn chế; nhiều hộ chăn nuôi vẫn dè dặt tái đàn nên chỉ tính riêng trong tháng 7/2020, tổng đàn lợn toàn tỉnh đã giảm gần 10% so với cùng thời điểm năm 2019.

Qua các đợt dịch có một thực tế dễ dàng nhận thấy là những hộ chăn nuôi có đầu tư chuồng trại đầy đủ, có khu cách ly ngăn ngừa mầm bệnh bài bản… đều không phát sinh dịch bệnh, đàn vật nuôi vẫn phát triển tốt. Mặt khác, việc đầu tư chuồng trại đạt chuẩn còn góp phần xử lý tốt tình trạng ô nhiễm môi trường. Không những vậy, hộ nuôi quy mô lớn còn có điều kiện dễ dàng tiếp cận các khoản vay ưu đãi để từ đó nhân rộng sản xuất, hướng đến sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu thực phẩm chất lượng và an toàn vệ sinh, phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và hướng đến xuất ra ngoài tỉnh.

Vì vậy, để giải bài toán đưa chăn nuôi phát triển bền vững, ngoài vấn đề chất lượng con giống, mấu chốt quan trọng là bảo đảm các yếu tố về môi trường và quản lý dịch bệnh. Thời gian tới, cùng với khuyến khích người chăn nuôi trung phát triển sản phẩm có lợi thế và tăng giá trị gia tăng như: Lợn, gia cầm, bò sữa, bò thịt, ngành Nông nghiệp sẽ tham mưu UBND tỉnh tiếp tục cơ cấu lại sản xuất chăn nuôi gắn với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường. Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể, phù hợp để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng tăng dần quy mô, chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo trang trại, gia trại, công nghiệp, bán công nghiệp; từng bước hình thành vùng chăn nuôi an toàn sinh học quy mô lớn, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, năng suất chất lượng cao, gắn bảo quản, chế biến với tiêu thụ để kiểm soát tốt dịch bệnh, tạo điều kiện phát triển đàn gia súc, gia cầm một cách bền vững.

Mai Hương/vinhphuc.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập212
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm209
  • Hôm nay34,581
  • Tháng hiện tại841,612
  • Tổng lượt truy cập88,196,682
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây