Học tập đạo đức HCM

Đồ gỗ mỹ nghệ Từ Sơn chiếm trọn lòng tin khách hàng

Thứ năm - 05/11/2020 18:27
Sau hơn 20 năm phát triển, HTX Gỗ Mỹ nghệ Hiệp Thắng không còn lệ thuộc vào đơn hàng Trung Quốc, chiếm trọn lòng tin người tiêu dùng trong nước.

Những người thợ tài hoa

Chị Đỗ Thị Thành, thôn Thạc Quả, xã Dục Tú, huyện Đông Anh (Hà Nội), thành viên HTX Gỗ mỹ nghệ Hiệp Thắng, Thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) cho biết, cơ sở của chị có 6 thành viên, chuyên làm tranh gỗ điêu khắc hơn 10 năm nay.

img_0218-11.JPG
 

 Chị em làm nghề điêu khắc tại gia đình.

Công việc hàng ngày của chị là phải đẽo, gọt cho sắc nét những chi tiết trong những bức tranh gỗ tứ quý, tứ linh, tranh phù dung. Hoặc, điêu khắc những bức chân dung như: Trần Quốc Tuấn, Quan Vân Trường, tượng Phật…theo mẫu trong các đơn hàng của khách.

Ví dụ, một pho tượng to, chiều cao 1m trở lên phải làm trong 6 tháng mới xong, những bức tượng 50 – 70 – 80 cm thời gian ngắn hơn. Hoặc, có những bức tranh gia đình dài 2- 3m, rộng 1,7 – 1,8m phải làm mấy năm mới xong, chất liệu gỗ chủ yếu là trắc, hương.  

Những bức tranh tượng như vậy, trước đây phải làm hoàn toàn bằng thủ công, dùi, đục, đẽo, khắc, gọt theo mẫu, nay đã có máy móc làm đỡ một số công đoạn, song vẫn cần đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ. Ngoài nhóm điêu khắc, còn có nhóm làm sơn bóng, đánh giấy ráp tất cả đều là chị em phụ nữ.

“Hiện, mức lương của mình thường đạt 10 -12 triệu đồng/tháng, 8h làm việc/ngày. Sản xuất của HTX rất ổn định, giám đốc HTX là người nhiệt tình, năng nổ và đặc biệt say mê công việc. Mặt khác, còn giúp đỡ, chỉ bảo thành viên tận tình, vì vậy, chúng tôi rất gắn bó với Hiệp Thắng” – chị Thành cho biết thêm.

Cũng như chị Thành, anh Ngô Quang Phong xã Trạm Lộ, huyện Thuận Thành, cho biết, anh tham gia HTX Hiệp Thắng 5 – 6 năm nay, công việc chủ yếu là thợ đục (còn gọi là thợ vỡ) chuyên điêu khắc tranh, bao gồm tranh chân dung lãnh tụ, tranh phong cảnh, sau đó, chuyển cho thợ gọt, tỉa, đánh giấy ráp và hoàn thiện sản phẩm.

Theo đó, tranh phong cảnh đồng quê, tranh rồng tứ linh, tranh cửu long (9 con rồng), nếu kích thước to, vài tháng mới xong một bức, tranh nhỏ 1 – 2 tháng, hoặc có bức chỉ 15 ngày, với các loại gỗ chủ yếu như: trắc, hương, mun.

Giá cả của các bức tranh cũng có nhiều loại và phụ thuộc vào chất liệu gỗ, ví như: gỗ trắc liền thửa, liền tấm dài 2m, rộng 1m có giá cao hơn rất nhiều các loại gỗ khác, thường từ 100 triệu đồng trở lên.

Bản thân mình một năm trung bình điêu khắc được khoảng 20 – 30 bức tranh lớn, nhỏ, mức lương thu nhập từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Năm 2020, do có dịch Covid – 19, nên công việc có chững lại do đơn hàng giảm.

“Song, điều đáng nói ở đây là từ khi thành lập HTX đến nay, nhờ Giám đốc HTX năng nổ tìm kiếm đầu ra tại thị trường trong nước, nhất là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các địa phương lân cận. Không còn phụ thuộc vào đơn đặt hàng của Trung Quốc, chiếm lĩnh niềm tin của người tiêu dùng Việt, nên công việc và thu nhập ổn định”, anh Phong cho biết thêm.

Nhờ có một “đầu tàu” khoẻ

Giám đốc HTX Gỗ mỹ nghệ Hiệp Thắng, anh Nguyễn Trần Hiệp, phường Châu Khê, Thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh), cho biết, có thể phân chia sự trưởng thành, phát triển của Hiệp Thắng thành 2 giai đoạn chính, từ năm 2000 - 2014 và từ 2014 đến nay.

img_0213.JPG
 

 Tượng chân dung điêu khắc của HTX 

Buổi đầu, cơ sở gỗ mỹ nghệ Hiệp Thắng chỉ là một tổ nhóm sản xuất nhỏ lẻ, do anh Hiệp phối hợp với Đoàn xã Châu Khê, huyện Đoàn Từ Sơn tổ chức. Chủ yếu nhận làm gia công cho các ông chủ lớn trong làng nghề,  theo đơn đặt hàng của Trung Quốc, mẫu mã do khách đưa sang.

Thời kỳ này tranh, tượng gỗ, chủ yếu sao chép theo mẫu mã của Trung Quốc đưa sang. Số lao động lúc đầu chỉ giao động từ 7 – 12 người, hoạt động sản xuất còn đơn lẻ. Chưa chủ động tìm kiếm đầu ra, chủ yếu phụ thuộc vào đơn hàng của Trung Quốc.

Rất may, năm 2014, được Tổ chức đào tạo nghề của Tỉnh đoàn Bắc Ninh, cùng với Liên minh HTX Tỉnh tư vấn cho tổ sản xuất thành lập HTX kiểu mới. Ngày 24/1/2014 HTX Gỗ mỹ nghệ Hiệp Thắng được thành lập, với 7 thành viên và 18 lao động.

Sau 6 năm hoạt động theo Luật mới, nhờ năng nổ tìm kiếm việc làm, thị hiếu người tiêu dùng trong nước, chinh phục khách hàng bằng chính tài năng và sự khéo léo của mình, Hiệp Thắng đã từng bước đi lên. Đời sống của thành viên ngày càng nâng cao, thoát khỏi việc làm thuê cho Trung Quốc và lớn mạnh như ngày nay.

Hiện, Hiệp Thắng đã có 4 cơ sở sản xuất với tổng diện tích 600 m2, gồm: xã Song Giang (huyện Gia Bình): 180m2; xã Nghi Khúc (Thuận Thành): 190m2;  Thị trấn Từ Sơn: 110m2; xã Dục Tú - Đông Anh (Hà Nội): 120m2.

Kể từ khi thành lập HTX đến nay, Hiệp Thắng chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm gỗ mỹ nghệ chất lượng cao, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, các tổ chức cá nhân và tập thể.

Phục vụ các sự kiện quan trọng của đất nước, ví như, tác phẩm “Âm hưởng Thăng Long” tham dự Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Hiện, tác phẩm đang được lưu giữ tại Thủ đô, trở thành Di sản Quốc gia, Giám đốc HTX được phong tặng Nghệ nhân quốc gia…  

img_3521-11.JPG

Ông Hiệp (người ôm ảnh Bác Hồ) cùng lãnh đạo Tỉnh thăm gian hàng HTX.

“Theo đó, sau 6 năm trưởng thành  và phát triển Hiệp Thắng đã có 40 lao động, với số vốn tự có 1,8 tỷ đồng, cùng với số vốn Liên minh HTX Bắc Ninh cho vay, từ năm 2014 đến nay chúng tôi đã tạo ra khoảng 30 – 50 việc làm thường xuyên cho thành viên và người lao động trong HTX, với mức lương bình quân 5,5 – 8,6 triệu đồng/người trên tháng, cá biệt có nhiều lao động đạt từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Mặt khác, còn tạo việc làm cho lao động thời vụ mỗi đợt 4 – 10 lao động”, anh Hiệp cho biết thêm.

Đánh giá về những hoạt động của HTX trong nhiệm kỳ qua, ông Đặng Đức Thính, Chủ tịch Liên minh HTX xã Bắc Ninh, cho biết: “Đến nay, các HTX trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi hoạt động theo Luật 2012 và xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh của HTX. Lấy lợi ích của thành viên là mục tiêu chính, cung ứng nhiều dịch vụ đầu vào, đầu ra cho thành viên. Ví như: các HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và các loại hình HTX khác đã tổ chức tốt sản xuất tập trung, kiêm luôn cả khâu dịch vụ đầu vào đầu ra cho thành viên...

Trong 2 năm qua, khu vực kinh tế tập thể, HTX xã của Bắc Ninh tiếp tục được đổi mới, phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Cơ bản khắc phục được tình trạng yếu kém kéo dài, đáng ghi nhận là đã có nhiều loại hình, mô hình kinh tế tập thể, HTX hoạt động hiệu quả. Góp phần phát triển kinh tế địa phương bền vững, tạo ra nhiều việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội”.

Theo Yên Như/kinhtenongthon.vn
https://kinhtenongthon.vn/do-go-my-nghe-tu-son-chiem-tron-long-tin-khach-hang-post38846.html

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập351
  • Hôm nay55,292
  • Tháng hiện tại830,570
  • Tổng lượt truy cập92,004,299
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây