Học tập đạo đức HCM

Giảm thiểu, phân loại, thu gom và xử lý chất thải nhựa

Thứ bảy - 17/10/2020 07:11
Ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia đang phải đối mặt. Việc lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ni-lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, vấn đề ô nhiễm nhựa là vấn đề thực sự đáng báo động, đã, đang và sẽ gây thiệt hại to lớn cho môi trường sinh thái ở nước ta.
Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào chống chất thải nhựa trên toàn quốc, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương, doanh nghiệp và các cá nhân đã có nhiều hành động thiết thực, ý nghĩa, hiệu quả để chống, giảm thiểu chất thải nhựa.
 
Nhân dân xã Phương Độ, thành phố Hà Giang vệ sinh đường làng
Để công tác bảo vệ môi trường, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ, hiệu quả, ngày 13/10/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành chỉ thị số “1867” nhằm tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa.
Chỉ thị nêu rõ, thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc tổ chức quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu, tích cực và đi đầu trong việc giảm thiểu chất thải nhựa; hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần (bao gồm túi ni-lông khó phân hủy, bao gói nhựa thực phẩm, chai lọ nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thực phẩm, cốc và bộ đồ ăn...); không sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, chai, cốc, ống hút, bát, đũa nhựa.... dùng một lần tại công sở và trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và ngày lễ, ngày kỷ niệm và các sự kiện khác; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường. Tiên phong, gương mẫu thực hiện phân loại rác thải tại nguồn ngay tại công sở, bố trí thùng rác để phân loại rác thải tại các cơ quan, đơn vị; chất thải nhựa và các chất thải khác có thể tái chế không được để lẫn với chất thải hữu cơ; khuyến khích xây dựng và thực hiện các mô hình kiểu mẫu để làm cơ sở nhân rộng cho các cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực và địa bàn quản lý.
Sở Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, học tập kinh nghiệm và triển khai các mô hình phân loại rác thải tại công sở, trường học, cơ sở y tế và các khu vực công cộng như bến xe, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, công viên, quảng trường, khu du lịch…
Các sở ngành của tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với UBND các huyện, thành phố  tuyên truyền, vận động tới các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh, khu du lịch, cơ sở lưu trú, cơ sở y tế, các trường học… giảm thiểu chất thải nhựa, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần thay thế bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, thực hiện kế hoạch giảm thiểu, thu gom, tái chế chất thải nhựa trong ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản; xây dựng, thực hiện các giải pháp thu hồi, xử lý các bao bì thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y…
UBND các huyện, thành phố tiếp tục thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Phối hợp với các sở ngành tuyên truyền, vận động các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, khách sạn, khu du lịch và các cơ sở sản xuất kinh doanh cam kết giảm thiểu rác thải nhựa, hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần; Chỉ đạo UBND các xã hướng dẫn các thôn, bản bổ sung nội dung về giảm thiểu, phân loại, thu gom, xử lý chất thải nhựa vào hương ước, quy ước.
Hy vọng rằng trong thời gian tới đây, nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang sẽ dần thay đổi từ những việc làm, thói quen nhỏ nhất hàng ngày, đó là hạn chế sử dụng túi ni lông khó phân hủy và các sản phẩm nhựa dùng một lần, hình thành ý thức về giảm thiểu, phân loại, xử lý chất thải nhựa, hạn chế ô nhiễm để môi trường sống ngày càng xanh, sạch hơn.

                                                                                                                                                                                     Nguyễn Hằng
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập100
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm94
  • Hôm nay23,808
  • Tháng hiện tại273,069
  • Tổng lượt truy cập90,336,462
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây