Học tập đạo đức HCM

Hỗ trợ nông dân nhân rộng các mô hình sản xuất

Thứ ba - 30/03/2021 03:10
Nhằm hỗ trợ nông dân tạo việc làm, nâng cao thu nhập theo chuỗi giá trị, các cấp Hội đã chú trọng đến việc dạy nghề, xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh cho hội viên, nông dân từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao giá trị hàng hóa.
an giang5775179
 
Ngoài được đào tạo nghề, nông dân còn được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất

Hội trực tiếp và phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề cho 104.212 hội viên, nông dân. Trong đó, Trường Trung cấp Nông dân Việt Nam đào tạo hệ trung cấp được 8 lớp với tổng số 301 học viên; tổ chức đào tạo hệ sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên và tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật được 24 lớp với 1.290 học viên. Phối hợp tổ chức 10 lớp tập huấn cho 800 người về ứng dụng công nghệ thông tin thời kỳ 4.0 vào việc nâng cao năng suất ngô, khoai, sắn cho đồng bào dân tộc thiểu số.


Sau học nghề đã giới thiệu việc làm cho nông dân. Điển hình là Hội Nông dân các tỉnh: Quảng Nam, Hưng Yên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Long An...


Các tỉnh, thành Hội đã có nhiều hoạt động thiết thực, sáng tạo, đưa ra nhiều mô hình dạy nghề và hình thức dạy nghề phù hợp như mô hình đào tạo nghề cho lao động ở các vùng chuyên canh; dạy nghề cho lao động trong các làng nghề; dạy nghề ngắn hạn cho người nông dân, góp phần từng bước nâng cao chất lượng lao động, tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân.


Các cấp Hội đã tăng cường phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp bảo lãnh cung ứng vật tư đầu vào, máy nông nghiệp cho nông dân theo hình thức trả chậm không tính lãi, trị giá hàng trăm tỷ đồng giúp cho nông dân đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh.


Các cấp Hội đã cung ứng được 289.258 nghìn tấn phân bón các loại; hàng trăm tấn giống cây trồng, thức ăn chăn nuôi, 1.052 máy nông nghiệp... Tiêu biểu như Hội Nông dân các tỉnh: Thanh Hóa, Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Nam; TP. Cần Thơ; Sóc Trăng...

 
Hướng dẫn, giới thiệu, hỗ trợ nông hộ xây dựng nhà lưới, nhà kính, nhà màng và ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm, tưới tiết kiệm điều khiển tự động vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.Tiêu biểu là Hội Nông dân:  Sơn La, Ninh Thuận, TP. Hà Nội,  Lâm Đồng, TP. Hồ Chí Minh…


Các cấp Hội đã phối hợp tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 1,8 triệu lượt hội viên, nông dân. Hỗ trợ, hướng dẫn nông dân xây dựng 2.562 mô hình điểm trình diễn. Tiêu biểu là các Mô hình về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGap; mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ; mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản; mô hình sản xuất thích ứng với hạn, mặn; mô hình kinh doanh dịch vụ, làng nghề…


Một số tỉnh, thành phố thành lập, ra mắt Câu lạc bộ nông dân tỷ phú, Câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, Câu lạc bộ doanh nhân nông thôn giúp tập hợp những hội viên, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi để liên kết các hộ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, thu nhập của nông dân; vận động các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tương trợ, giúp đỡ các hộ hội viên, nông dân có hoàn cảnh khó khăn để vươn lên thoát nghèo.


Vận động hội viên, nông dân đóng góp ủng hộ “Quỹ Ngày vì người nghèo”  hỗ trợ giống, vốn, vật tư nông nghiệp, kỹ thuật cho trên 45 nghìn lượt hộ nông dân nghèo với giá trị  hàng chục tỷ đồng.


Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Trung ương Hội tăng cường chỉ đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành phố tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp; phát triển nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đạt kết quả tích cực.


Đến nay, Hội Nông dân các cấp đã phát triển được 376,745 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra, nâng tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn hệ thống Hội đạt 3.742,269 tỷ đồng.


Trong đó, Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương 735,832 tỷ đồng (nguồn vốn Quỹ Trung ương ủy thác cho vay tại 62 tỉnh, thành Hội thông qua 1.431 dự án, cho 17.492 hộ vay, với tổng dư nợ đạt 673,312 tỷ đồng. Tỷ lệ dự án đầu tư cho trồng trọt chiếm 28,3%, chăn nuôi chiếm 47,9%, thủy sản chiếm 17,5%, dịch vụ, làng nghề và các loại khác chiếm 6,3%).; Quỹ cấp tỉnh 1.816,575 tỷ đồng; Quỹ cấp huyện 643,271 tỷ đồng; Cấp xã vận động 546,590 tỷ đồng.


Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã trực tiếp hỗ trợ cho hội viên nông dân xây dựng thành lập và phát triển hàng trăm mô hình chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp; hàng nghìn mô hình tổ, nhóm liên kết, hợp tác về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hội viên, nông dân.

 
Từ kết quả của các mô hình, giúp các cấp Hội tổ chức cho hội viên, nông dân tham quan học tập để nhân rộng, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, từng bước giúp nông dâ có việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
 
Theo Minh Tân/hoinongdan.org.vn 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập149
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm138
  • Hôm nay46,546
  • Tháng hiện tại321,565
  • Tổng lượt truy cập87,676,635
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây