Học tập đạo đức HCM

Người trẻ nghĩ khác, làm giàu

Thứ ba - 27/04/2021 07:00
Mỗi người một cách nghĩ, cách làm, nhưng với sự năng động, nhạy bén, nhiều đoàn viên thanh niên đã vươn lên, sáng tạo, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế có sẵn của địa phương, xây dựng những mô hình kinh tế hiệu quả; từ đó nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống cho gia đình và hỗ trợ nhiều người khác trong cộng đồng có điều kiện sống, làm việc tốt hơn...
Anh Ðinh Công Lượng chăm sóc vườn ổi.
Anh Ðinh Công Lượng chăm sóc vườn ổi.

Anh Ðinh Công Lượng (sinh năm 1989), Bí thư Ðoàn thanh niên xã Thanh Yên (huyện Ðiện Biên), không chỉ là một thủ lĩnh nhiệt huyết trong phong trào Ðoàn ở địa phương mà còn là đoàn viên thanh niên làm kinh tế giỏi. Trong hoạt động Ðoàn, anh luôn gắn bó, nỗ lực hết mình với các phong trào; tự nghiên cứu, tìm tòi những cách hay, mô hình hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn. Thời gian qua, anh đã cùng đoàn viên trong xã thực hiện nhiều công trình, phần việc và mang lại hiệu quả thiết thực, như: Ngày chủ nhật xanh; tu sửa, phát quang, dọn dẹp, rào hàng cây ban trục đường xã; tham gia các hoạt động tình nguyện xây dựng nông thôn mới; công tác tình nguyện bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Ðể giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, anh Lượng đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Ðiện Biên hỗ trợ cho 229 đoàn viên tiếp cận nguồn vốn vay giải quyết việc làm với số tiền trên 7 tỷ đồng.

Không chỉ nhiệt tình trong công tác Ðoàn, anh Ðinh Công Lượng còn năng động trong phát triển kinh tế gia đình. Trên mảnh đất rộng 7.000m2, anh trồng cây ổi; sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi năm gia đình anh thu gần 200 triệu đồng. Anh Lượng giãi bày: Nhận thấy tiềm năng đất đai, khí hậu phù hợp với trồng ổi Ðài Loan; từ số tiền tích góp và vay thêm bạn bè, người thân tôi đã quyết định đầu tư mua cây giống, cải tạo đất, trồng gần 1.000m2 với 150 gốc ổi. Những năm đầu, do thiếu kinh nghiệm chăm sóc nên quả bé, chát, cứng; không bọc ni lông nên ổi bị thối gần như cả vườn. Không chùn bước trước khó khăn, để vườn ổi phát triển, tôi đã tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm trên sách báo; đi các trang trại ở tỉnh khác để học hỏi cách chăm sóc, tỉa cành, bón phân, nhất là khi quả còn bé phải bọc ni lông, để quả ổi mềm, không bị thối... Ðến nay, sau gần 4 năm nỗ lực, vườn ổi đã cho ra những lứa quả ngọt, giòn, không bị xốp, giá thành dao động từ 20.000 - 25.000 đồng/kg.

Ðịa chỉ tiếp theo chúng tôi tìm đến là anh Lò Văn Biên, đội 5, xã Thanh Xương (huyện Ðiện Biên) là một trong những thanh niên tiêu biểu vươn lên làm giàu chính đáng từ đôi bàn tay trắng. Xuất phát từ ý tưởng xây dựng sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng của người Thái Ðiện Biên, năm 2010, anh Biên mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư lò sấy, máy hút chân không... để làm các sản phẩm thịt trâu, thịt bò, thịt lợn sấy khô; lạp xưởng, thịt ba chỉ hun khói bán cho khách du lịch tới Ðiện Biên. Anh Lò Văn Biên chia sẻ: Những ngày đầu do sản phẩm chưa có chỗ đứng trên thị trường, mẫu mã, bao bì đơn giản nên lượng mua ít, lợi nhuận chưa cao. Ðể được khách hàng biết đến, tôi tích cực giới thiệu sản phẩm tại các điểm du lịch; gian hàng hội chợ, trưng bày sản phẩm tại các chương trình giới thiệu sản phẩm thanh niên tỉnh Ðiện Biên và 6 tỉnh miền núi phía Bắc. Phát huy tối đa sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin, tôi chạy quảng cáo trên facebook, zalo... thu hút lượng lớn khách hàng trong và ngoài tỉnh mua online. Hiện nay với giá thành 750.000 đồng/kg thịt trâu, bò khô; 500.000 đồng/kg thịt lợn khô, mỗi tháng xưởng sản xuất của anh Biên bán ra thị trường hơn 2,5 tạ thực phẩm khô; mang lại lợi nhuận hơn 40 triệu đồng. Ngoài kinh doanh, năm 2018, anh còn trồng 1ha chanh leo tại trang trại ở xã Nà Tấu. Sau khi trồng được 6 tháng chanh đã cho quả, mỗi năm thu hoạch được 30 - 40 tấn, trừ chi phí, cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm. Không chỉ đem lại thu nhập cho bản thân mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động. Ý tưởng trồng cây chanh leo của anh đạt giải nhì Cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp thanh niên tỉnh Ðiện Biên năm 2019, được Tỉnh đoàn và huyện Ðiện Biên khen thưởng. Không chỉ làm thịt sấy, trồng chanh leo, anh còn đầu tư trồng thêm măng tây. Ðây là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, giá thành cao, hiện được nhiều người ưa chuộng. Năm 2020, anh thử trồng 1.000m2, hiện nay, vườn măng tây của anh không đủ cung cấp ra thị trường nên anh đang mở rộng thêm diện tích trồng, giá bán ở mức 80.000 đồng/kg. Năng động, nhạy bén, mỗi năm gia đình anh Lò Văn Biên thu nhập khoảng 400 triệu đồng từ kinh doanh và trồng trọt.

Anh Ðinh Công Lượng và Lò Văn Biên chỉ là 2 trong số rất nhiều thanh niên tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng, là tấm gương cho các đoàn viên thanh niên khác học tập. Các mô hình kinh tế hiệu quả do đoàn viên thanh niên làm chủ đã khẳng định tinh thần xung kích, dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ. Họ đã nỗ lực không chỉ để cuộc sống của bản thân, gia đình ổn định, ấm no, hạnh phúc hơn mà còn để có thể sẻ chia được cho nhiều người hơn; góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển.

Nguồn tin: Thùy Trang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập494
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm491
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại223,668
  • Tổng lượt truy cập90,287,061
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây