Học tập đạo đức HCM

Quả ngọt từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Chủ nhật - 09/05/2021 05:51
Những năm qua, nông dân xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên đã đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Việc chuyển đổi đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên từng đơn vị diện tích, tăng năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các nông hộ.

Chuyển đổi những vườn điều già cỗi, kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái như sầu riêng đang là hướng đi được nhiều người dân Đồng Nai Thượng thực hiện
Chuyển đổi những vườn điều già cỗi, kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái như sầu riêng đang là hướng đi được nhiều người dân Đồng Nai Thượng thực hiện

Đồng Nai Thượng là xã thuần nông với tỷ trọng nông, lâm nghiệp chiếm gần như 100% trong cơ cấu kinh tế của xã. Những năm trước đây, người dân trong xã hầu như chỉ độc canh cây điều, nhưng chủ yếu canh tác theo phương thức truyền thống, dẫn đến năng suất, chất lượng cây trồng thấp. Chính vì vậy, thu nhập và hiệu quả từ vườn điều mang lại không cao, mặc dù hầu như gia đình nào ở Đồng Nai Thượng cũng sở hữu diện tích đất sản xuất rộng, từ một đến cả vài ha. 

Thế nhưng, chừng 5 năm trở lại đây, phong trào chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhất là các loại cây ăn trái được người dân huyện Cát Tiên nói chung và Nhân dân xã Đồng Nai Thượng nói riêng tích cực thực hiện. Điều này không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất mà còn giúp người dân nâng cao thu nhập, phát huy tối đa hiệu quả sản xuất trên cùng diện tích canh tác.

Chúng tôi ghé thăm mô hình trồng sầu riêng sạch theo tiêu chuẩn VietGAP của anh Đỗ Quốc Tuấn, thôn Bù Gia Rá, xã Đồng Nai Thượng. Mặc dù, trên địa bàn đang bước vào mùa khô hạn, tuy nhiên khu vườn sầu riêng 6 năm tuổi, rộng hơn 1 ha của anh Tuấn cây nào cành lá cũng luôn xanh tốt, ra hoa chi chít, đang trong quá trình đậu trái. 

Anh Tuấn cho biết, trước đây, khu vườn của gia đình anh canh tác độc canh mỗi cây điều. Tuy nhiên, vườn điều thường xuyên bị bệnh, sâu đục thân gây hại, cộng với tình hình thời tiết diễn biến phức tạp khiến năng suất vườn điều nhà anh không cao, thường dưới 1,5 tấn/ha. Chính vì vậy, năm 2015 anh Tuấn quyết định chuyển đổi toàn bộ diện tích trồng điều trên, thay thế bằng cách trồng 250 cây sầu riêng. Để việc chăm sóc được thuận tiện và dễ dàng, tất cả diện tích khu vườn đều được anh thiết kế, lắp đặt hệ thống tưới tự động, việc chăm sóc cây trồng cũng hoàn toàn ứng dụng công nghệ cao. 

Theo anh Tuấn, những năm đầu, do chưa nắm vững kỹ thuật nên sầu riêng ra hoa nhiều và đậu trái ít, anh Tuấn bỏ công tìm hiểu trên sách báo, các phương tiện truyền thông, tham gia các lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ về kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng…, đặc biệt là trực tiếp tham quan thực tế những mô hình sầu riêng tại các xã khác trong huyện. Nhờ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, anh đã thành công trong trồng, chăm sóc cây sầu riêng, năng suất đạt cao. 

Năm 2019, ngay trong vụ thu hoạch đầu tiên anh thu hoạch được khoảng 8 tấn sầu riêng, thu nhập khoảng 400 triệu đồng. Còn trong năm 2020, anh Tuấn thu về trên 16 tấn sầu riêng, đạt doanh thu hơn 800 triệu đồng. Từ hiệu quả bước đầu này, trong năm 2021, anh Tuấn quyết định chuyển đổi thêm 1 ha điều già cỗi, tiếp tục trồng cây sầu riêng. 

Hiệu quả kinh tế của cây ăn quả mang lại như một luồng gió mới, thay đổi nhận thức rõ rệt của người dân Đồng Nai Thượng trong cách làm kinh tế tại địa phương. Không chỉ riêng gia đình anh Tuấn, hiện nhiều hộ dân khác trong xã cũng bắt đầu chuyển đổi những vườn điều sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn trái như: Sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, mít thái... Qua đó, nhiều người dân trong xã đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, thế độc tôn canh tác cây điều tại địa phương tồn tại hàng chục năm đã bị phá bỏ. 

Ông Lê Quang Chường, Chủ tịch UBND xã Đồng Nai Thượng cho biết: Kể từ thời điểm năm 2015 đến nay, người dân trong xã đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng rất mạnh. Hiện, toàn xã đang có 450 ha điều, 470 ha cà phê, 50 ha cây cao su, 25 ha cây hồ tiêu. Đặc biệt, diện tích trồng sầu riêng và các loại cây ăn quả khác trên toàn xã đã phát triển lên đến 258 ha. Tất cả diện tích sầu riêng và cây ăn trái trên đều đa phần được chuyển đổi từ đây điều sang. 

Theo ông Chường, nếu như trước đây, mỗi ha canh tác cây điều chỉ cho năng suất chừng 1,5 tấn hạt, người dân chỉ thu về khoảng 40 triệu đồng, thì nay cũng với diện tích từng đó nhưng được chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn trái, giá trị thu nhập mang lại cho người dân tăng lên gấp nhiều lần. Trên địa bàn xã ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất cho thu nhập trên 500 triệu đồng, thậm chí thu tiền tỷ/ha. 

Để tăng thu nhập cho người dân, UBND xã cũng đang tập trung vận động người dân chuyển đổi vườn tạp, vườn điều kém hiệu quả sang cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao. Đồng thời, hỗ trợ cho các gia đình khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo... tiếp cận nguồn vốn vay; hỗ trợ cây, con giống, vật tư nông nghiệp, xây dựng mô hình và tập huấn kỹ thuật để thực hiện.

Những kết quả bước đầu đạt được trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Đồng Nai Thượng là rất đáng khích lệ, khẳng định chủ trương đúng đắn của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc khai thác, tận dụng tốt tiềm năng thế mạnh, thay đổi tư duy sản xuất của nông dân. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo tiền đề để địa phương bắt tay xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn - ông Chường cho hay.

http://baolamdong.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Công văn số 5424 /BNN-VPĐP

Triển khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập97
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm86
  • Hôm nay24,303
  • Tháng hiện tại305,288
  • Tổng lượt truy cập83,361,283
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây