Học tập đạo đức HCM

Thái Nguyên - Phát triển mô hình nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái

Thứ ba - 13/04/2021 05:04
Vài năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh bắt đầu xuất hiện các mô hình nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái. Điều này không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy chuyển dịch sản xuất nông nghiệp thuần túy sang dịch vụ, giúp người nông dân gắn bó với nông thôn.

Được đắm mình trong làn nước suối mát lành dưới chân núi Tam Đảo, được thưởng thức các món cá Tầm, gà đồi, rau rừng, măng nứa,…ngay giữa không gian núi rừng lảnh lót tiếng chim kêu, được hít thở bầu không khí trong lành, là những trải nghiệm thú vị thu hút du khách khi đến suối Kẹm, xã La Bằng, huyện Đại Từ. Có mặt tại đây vào một ngày đầu xuân mới, chúng tôi quan sát thấy khá đông khách du lịch đến thăm quan. Chị Nguyễn Thị Thơ, một du khách đến từ thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ chia sẻ: “Hôm nay là ngày nghỉ, tôi và một số gia đình tổ chức cho các con đến thăm quan tại suối Kẹm. Tôi nhận thấy, đây là địa điểm trải nghiệm khá thú vị, các con được tận mắt ngắm nhìn những đồi chè bát úp xanh ngắt, dòng nước suối trong vắt. Những hoạt động này giúp các con gần gũi với thiên nhiên, có thêm kỹ năng sống và kiến thức về sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, giá cả các loại dịch vụ hợp lý, không đắt đỏ mà chất lượng thì khá ổn”.

Còn ông Trần Ngọc Phúc, một trong những hộ dân làm dịch vụ ăn uống tại đây thì chia sẻ: “Nhà tôi hiện nuôi 4 bể cá tầm với thể tích khoảng 150m3, quy mô trên 1.500 con để chế biến phục vụ du khách đến thăm quan. Các món ăn được chúng tôi chế biến từ cá Tầm gồm: Gỏi, cá chiên, cá hấp, cá nướng, cháo cá,…Vào mùa hè, hầu như ngày nào nhà tôi cũng có khách đến tắm suối và đặt cơm trung bình 10 mâm/ngày. Từ mô hình nuôi cá và làm dịch vụ ăn uống, trung bình mỗi năm, nhà tôi cũng có thu nhập trên 500 triệu đồng”.

Ảnh: Du khách được vào bếp trải nghiệm cách chế biến các món ăn từ cá Tầm 

tại cơ sở của gia đình ông Trần Ngọc Phúc, xóm Tân Sơn, xã La Bằng

Khác với gia đình ông Phúc, gia đình anh Phan Văn Hoàn ở xóm Đồi Chè, xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương lại thu hút khách du lịch đến tham quan nhờ vẻ đẹp quyến rũ của bạt ngàn hoa hồng đa dạng sắc màu với hương thơm ngào ngạt, được trồng trên 2 quả đồi, bên dưới là hồ Núi Mủn rộng hơn 10ha. Anh Hoàn chia sẻ: “Khi mới triển khai mô hình, tôi chỉ nghĩ đến việc trồng hoa hồng để cải tạo vùng đất trồng keo không hiệu quả trước đó và để mọi người có cơ hội đến tham quan, chụp ảnh. Sau khi nhận thấy khu vực này có thể kết hợp để phát triển du lịch sinh thái và hồ câu giải trí, nên tôi đã đầu tư thêm khu dịch vụ nhà hàng ăn uống với giá trị gần 10 tỷ đồng. Ngoài ra, tôi còn xây dựng thêm một hệ thống nhà xưởng chiết xuất tinh dầu hoa hồng và chế biến các loại mỹ phẩm như: Nước hoa hồng, mặt nạ, serum dưỡng da, sửa rửa mặt,…”.

Vào  thời điểm đông, mỗi ngày có khoảng 200 lượt khách, trong đó có 100 khách đến ăn uống tại nhà hàng của gia đình anh Hoàn. Có khách đến trải nghiệm không gian thanh bình, ngắm hoa, chụp ảnh, cũng có khách đến mua cây giống, hỏi về cách trồng và chăm sóc hoa hồng, thưởng thức đặc sản quê hương. Trung bình mỗi tháng, gia đình anh Hoàn thu nhập trên dưới 40 triệu đồng.

Ngoài các mô hình nói trên, phát huy thế mạnh sản phẩm chè đặc sản Tân Cương nổi tiếng, các hộ dân đã phát triển Làng văn hóa du lịch cộng đồng tại xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương, Khuôn 1 và Khuôn 2, xã Phúc Trìu và Gò Móc, xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên. Tại các địa phương nói trên, có hàng chục hộ dân đã triển khai mô hình đón tiếp du khách trải nghiệm thu hái, chế biến chè, dùng cơm và ngủ ngay tại gia đình (homstay). Giao thông thuận tiện, mỗi tháng có hàng trăm du khách từ nhiều nơi trong và ngoài nước đến tham quan. Tại đây, ngoài được tìm hiểu về lịch sử, nguồn gốc cây chè, khách du lịch còn được tự tay hái chè, sao chè, pha trà, thưởng thức những chén trà xanh sóng sánh với mùi thơm dịu nhẹ, vị đắng chát nhưng ngọt hậu.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, thành phố Sông Công cũng đang xây dựng Đề án làng du lịch cộng đồng hồ Ghềnh Chè, ở xã Bình Sơn với các hạng mục như: Bến thuyền, phim trường, đảo hoa, bãi tắm, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhằm phục vụ khách du lịch tham quan ngắm cảnh đẹp hồ Ghềnh Chè và trải nghiệm quá trình sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn. Tổng mức đầu tư thực hiện Đề án gần 21 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ của Hàn Quốc, ngân sách của thành phố Sông Công và huy động đóng góp trong nhân dân. Khi Đề án hoàn thiện, khách du lịch sẽ có thêm địa điểm tham quan, trải nghiệm, bà con nơi đây cũng sẽ mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế.      

Có thể thấy, các mô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái không chỉ đem đến cho du khách cơ hội thư giãn, rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông, việc phát triển du lịch cũng tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang dịch vụ. Tuy nhiên, việc phát triển các mô hình nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay vẫn còn ít, đa phần các mô hình mới chỉ đáp ứng được nhu cầu ăn uống, nghỉ dưỡng ở mức giản đơn. Đặc biệt, người dân vẫn chưa có các kỹ năng hướng dẫn du lịch, tổ chức du lịch cộng đồng. Vì vậy, để hỗ trợ người dân, hợp tác xã làm du lịch cộng đồng, các ngành chức năng trong tỉnh cũng đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực. Cụ thể, hằng năm, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Liên minh hợp tác xã tỉnh tổ chức nhiều lớp tập huấn về các nội dung như: Cách thức pha trà, mời trà, đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ tiếp đón du khách cho đại diện các hộ dân, hợp tác xã làm du lịch; kỹ năng tổ chức du lịch cộng đồng,… Đồng thời, vận động người dân chỉnh trang nương chè, nâng cấp nhà cửa sạch sẽ, tạo cảnh quan sạch đẹp để thu hút khách du lịch.

Ảnh: Một cơ sở nuôi cá Tầm tại xã La Bằng, huyện Đại Từ

Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp ở tỉnh ta ngày càng thu hẹp do phục vụ các dự án công nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo ổn định đời sống, sản xuất của người dân thì việc lựa chọn phát triển nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái là một trong những giải pháp, hướng đi cần được chú trọng khai thác để nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn, đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM và Đề án “Mỗi xã một sản phẩm”./.

 

Bài và ảnh: Lương Hạnh

Nguồn tin: ntm.thainguyen.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập410
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm409
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại221,281
  • Tổng lượt truy cập90,284,674
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây