Học tập đạo đức HCM

Thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình chăn nuôi dê

Thứ sáu - 28/05/2021 03:39
Những năm qua, Phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi do Hội Nông dân phát động đã tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong hội viên, nông dân xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm. Phong trào thật sự là động lực khích lệ nông dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập gia đình, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Anh Nguyễn Ngọc Thảo, sinh năm 1989 - Hội viên Nông dân ấp Bình Phú, xã Châu Bình với mô hình nuôi dê phát triển kinh tế gia đình, giải quyết việc làm cho lao động nông nhàn, góp phần cùng địa phương xóa đói giảm nghèo là một trong những điển hình của Phong trào.

Dang dỡ việc học tới cấp 2, anh Thảo phải ở nhà phụ giúp gia đình và tham gia lao động ở địa phương, công việc không mấy ổn định, lúc làm phụ hồ, lúc đi bồi mương, có lúc không có việc làm, thu nhập bấp bênh. Tuy nhiên, với khát vọng của tuổi trẻ, ý chí vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, anh Thảo không ngừng tìm tòi, học hỏi các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện của gia đình, địa phương.

1 Mô hình dê-de.jpg


Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn dê của anh Thảo luôn phát triển khỏe mạnh. (Ảnh: Thanh Dung)

Sau nhiều trăn trở, tìm hiểu, anh Thảo quyết định phát triển kinh tế bằng mô hình chăn nuôi dê. Anh bắt đầu nghiên cứu thông tin, kỹ thuật chăn nuôi qua các mô hình đã thực hiện thành công trên báo, đài, các phương tiện thông tin đại chúng. Từ đó Anh thấy dê là động vật ăn tạp và thức ăn của chủ yếu là các loại lá cây, cỏ sẳn có ở địa phương nên tốn ít chi phí thức ăn. Bên cạnh đó, kỹ thuật nuôi dê cũng không khó, chỉ cần chú ý thường xuyên vệ sinh chuồng trại thông thoáng, tránh ẩm ướt và chịu khó theo dõi dê hàng ngày nên anh đã thuyết phục gia đình về kinh phí để bắt đầu đầu tư chăn nuôi.

Đầu năm 2019, anh Thảo xây dựng chuồng trại, mua 40 con dê vừa dê nái và dê con nuôi thịt, kinh phí đầu tư khoảng 150 triệu đồng. Tận dụng diện tích khoảng 3.500m2 đất trồng dừa của gia đình anh trồng xen cỏ để làm thức ăn cho dê. Nhờ áp dụng những kiến thức, kinh nghiệm qua báo đài, các phương tiện thông tin đại chúng, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, hội thảo, tập huấn chuyển giao về kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chăn nuôi do Hội Nông dân xã, ấp tổ chức, đàn dê của anh Thảo sinh sản và phát triển tốt. Đến cuối năm 2019, anh bán đàn dê và đem về thu nhập khoảng 300 triệu đồng.

Với tinh thần không ngại khó của tuổi trẻ và kinh nghiệm có được, đầu năm 2020 anh Nguyễn Ngọc Thảo đầu tư mua thêm 70 con dê nái và 30 con dê thịt về nuôi; nhờ chăm sóc tốt và tiêm phòng đầy đủ mà đàn dê của Anh luôn khỏe mạnh và tăng trưởng nhanh. Đến cuối năm 2020, Anh Thảo bán đàn dê và đem về thu nhập khoảng 500 triệu đồng.

Mô hình dê-co.jpg


Anh Nguyễn Ngọc Thảo có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình chăn nuôi dê. (Ảnh: Thanh Dung)

Đến thời điểm hiện nay, nhận thấy thu nhập từ đàn dê đã giúp cho gia đình Anh khá hơn trước, giúp Anh xây dựng được nhà cửa khang trang và đem lại cho Anh nguồn thu nhập ổn định, anh Thảo đã đầu tư thêm chuồng trại và mua thêm dê thịt tại các ấp lân cận, nâng tổng đàn dê lên 300 con dê nái và dê thịt, nhằm phát triển kinh tế cho gia đình và góp phần giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương.

Vừa qua hộ gia đình anh Nguyễn Ngọc Thảo vinh dự được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre tặng bằng khen vì đã có thành tích tiêu biểu sắc trong lao động sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương năm 2019-2020.

Ông Nguyễn Thành Nu - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Châu Bình cho biết, mô hình nuôi dê của anh Nguyễn Ngọc Thảo, Hội viên Nông dân ấp Bình Phú đang tạo sức lan tỏa mạnh mẽ cho các hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương về tinh thần vươn lên làm giàu chính đáng, thoát nghèo bền vững; chăn nuôi dê như hộ anh Thảo rất phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại địa phương vì đây là vật nuôi dễ chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, vốn đầu tư thấp, thị trường tiêu thụ ổn định, lại cho thu nhập quanh năm. Trong thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ giới thiệu và nhân rộng mô hình chăn nuôi như anh Thảo vì đây là mô hình rất phù hợp với gia đình ít đất sản xuất, đặc biệt là hộ nghèo và hộ cận nghèo nhằm thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần xây dựng Châu Bình đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, hướng đến xã nông thôn mới kiểu mẫu. 

Nguồn tin: nongthonmoi.bentre.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập78
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm76
  • Hôm nay19,087
  • Tháng hiện tại249,791
  • Tổng lượt truy cập92,627,455
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây