Học tập đạo đức HCM

3 bước chống dịch lợn tai xanh

Thứ tư - 06/03/2013 21:18
Bệnh tai xanh có tốc độ lây lan nhanh, trong vòng 3-5 ngày cả đàn có thể bị nhiễm bệnh. Lợn bị bệnh thải virus qua phân, nước tiểu, nước bọt, dịch mũi, sữa, tinh dịch.

Do đó, dịch bệnh có thể lây lan qua các con đường sau: Lây qua tiếp xúc với heo bệnh, lây qua không khí có virus, lây qua tinh dịch của lợn có bệnh, lây khi nhập giống lợn có bệnh, lây qua vật trung gian (xe vận chuyển lợn mang bệnh, dụng cụ chăn nuôi ở khu vực có dịch, chuột, người đi từ vùng có dịch đến...). Bệnh tai xanh không trực tiếp gây chết lợn mà chỉ làm suy giảm miễn dịch, tạo điều kiện cho các bệnh khác phát triển (gọi là bệnh kế phát). Một số bệnh kế phát thường gặp là: Tụ huyết trùng, phó thương hàn, suyễn, viêm phổi dính sườn, tả…

Sau đây là một số phương pháp điều trị tương đối hiệu quả các chứng bệnh kế phát:

- Điều trị hạ sốt, trợ hô hấp: dùng Gluco K C NAMIN, Anagil C, Bromhexine.

- Trợ sức, trợ lực: Dùng Gluco, vitamin C, điện giải hoặc Gluco K C NAMIN, Catosal.

- Chống nhiễm trùng kế phát: Dùng Amoxycillin LA, Flomax.

Điều quan trọng hơn cả, bà con chăn nuôi nên tham khảo các bước sau nhằm góp phần phòng dịch tai xanh:

Bước 1: Tiêm phòng bệnh. Tiêm vaccin phòng tai xanh. Hiện nay, đã có 3 loại vaccin phòng bệnh là: Porcilis PRRS của Intervet (Hà Lan); BSL.PS 100 của Besta (Singapore); Amervac PRRS của Hipra (Tây Ban Nha).

- Tiêm vaccin phòng các bệnh kế phát: Dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu, phó thương hàn... đầy đủ và đúng cách theo lịch dưới đây:

Bước 2: Tăng cường vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi, phun thuốc sát trùng đúng định kỳ, bình thường phun 1 lần/ tuần, khi có dịch phun 2 lần/ tuần.

Bước 3: Nâng cao sức đề kháng bằng cách cho lợn ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung vitamin E, C, B.

Hiện nay, dịch đang diễn biến rất phức tạp ở Quảng Nam, Quảng Trị và có chiều hướng lây lan nhanh, nguy cơ lây lan ra các tỉnh khác rất cao. Cần phát hiện sớm, bao vây dập tắt các ổ dịch, không để dịch phát tán, lây lan sang các địa phương chưa có dịch. Cụ thể, phải tiêu hủy gia súc mắc bệnh bị chết; vệ sinh tiêu độc chuồng trại nơi có dịch và khu vực xung quanh; thực hiện nghiêm công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát chặt chẽ không cho nhập heo và sản phẩm từ heo chưa qua chế biến không rõ nguồn gốc vào địa phương.

Kỳ sau: Nâng cao sức đề kháng cho heo phòng ngừa bệnh tai xanh bằng thức ăn chăn nuôi Con Heo Vàng.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập109
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm96
  • Hôm nay23,496
  • Tháng hiện tại1,104,379
  • Tổng lượt truy cập92,278,108
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây