Học tập đạo đức HCM

5 địa phương nuôi tôm lớn nhất miền Bắc

Thứ tư - 21/05/2014 03:40
2013 được coi là năm thành công đối với nuôi tôm nước lợ của các tỉnh phía Bắc, khi khống chế được dịch bệnh hoại tử gan tụy, người nuôi được mùa, được giá. Các tỉnh, thành phố có diện tích nuôi tôm lớn nhất trong năm 2013 là Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng, Nghệ An.

1. Quảng Ninh

Bờ biển dài 250 km với nhiều vũng, vịnh kín gió, nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng, Quảng Ninh có ngành thủy sản phát triển; các nghề nuôi cá lồng bè, nhuyễn thể, trai ngọc… và nhất là nghề nuôi tôm phát triển khá mạnh, với hai đối tượng chính tôm sú và tôm thẻ chân trắng (TTCT).

Năm 2013, diện tích nuôi tôm nước lợ tại đây đạt 9.327 ha, lớn nhất miền Bắc; trong đó tôm sú 6.227 ha, TTCT 3.100 ha. Tổng sản lượng tôm nước lợ 7.900 tấn, cũng lớn nhất miền Bắc; trong đó tôm sú 1.300 tấn, TTCT 6.600 tấn.

Tuy nhiên, do được mùa, được giá, thị trường tiêu thụ thuận lợi, phong trào nuôi tôm nước lợ ở đây tăng cao, bất chấp quy hoạch, khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, cơ sở hạ tầng và trình độ kỹ thuật nuôi hạn chế. Trước tình trạng đó, UBND tỉnh đã có công văn yêu cầu các địa phương tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý đối với nuôi tôm nước lợ.

 

2. Thanh Hóa

Đứng thứ hai về diện tích nuôi tôm ở miền Bắc, Thanh Hóa có 4.073 ha nuôi tôm nước lợ, sản lượng 2.600 tấn. Năm 2013 đánh dấu thành công nhiều mô hình nuôi tôm công nghiệp trong tỉnh, nhất là TTCT. Nhiều vùng nuôi liên tục thất bát trong năm trước, năm 2013 lại được mùa, đã góp phần đem lại hi vọng, niềm tin vào con tôm. Đối với TTCT, diện tích nuôi 130 ha, đạt 100% kế hoạch; sản lượng khoảng 1.500 tấn, tăng 14,5% so năm 2012; năng suất bình quân 11,5 tấn/ha. Giá TTCT đạt cao nhất trong gần 10 năm qua khiến các chủ ao nuôi rất lạc quan.

Trong các mô hình nuôi tôm công nghiệp tại Thanh Hóa hiện nay, các mô hình trên cát cho năng suất cao hơn trên ao đất. Hơn 10 địa phương có mô hình nuôi tôm công nghiệp năm 2013 đều được mùa: mô hình 5 ha tại xã Quảng Chính (Quảng Xương) cho năng suất hơn 15 tấn/ha/vụ; 3 ha nuôi tôm tại xã Hải Châu và 6 ha tại xã Tân Dân (Tĩnh Gia) cho năng suất 15 tấn/ha/vụ... Các mô hình ở nhiều xã, như: Hải An, Thanh Thủy (Tĩnh Gia), Quảng Trung, Quảng Lưu, Quảng Thái (Quảng Xương), Nga Tân (Nga Sơn), Minh Lộc, Đa Lộc (Hậu Lộc)... đều cho lãi lớn.

Năm 2014, ngành nông nghiệp tỉnh cho mở rộng thêm 20 ha, đưa tổng diện tích nuôi TTCT công nghiệp toàn tỉnh lên 150 ha.

Năm 2013, sản lượng tôm của các tỉnh miền Bắc đạt 43.616 tấn - Ảnh: Huy Hùng

 

3. Nam Định

Với diện tích 3.672 ha năm 2013, Nam Định đứng thứ ba về diện tích nuôi tôm nước lợ ở miền Bắc, sản lượng 3.900 tấn. Tuy gặp khó khăn vào tháng 4 và 5/2013 tại vùng nuôi TTCT khi có hiện tượng tôm chết; tháng 6/2013 do ảnh hưởng cơn bão số 2 đã có gần 100 ha nuôi tôm sú và TTCT bị chết nhưng nuôi tôm nước lợ tại tỉnh này vẫn được mùa về cả sản lượng và giá trị. Diện tích nuôi tôm sú 3.045 ha, giảm so năm 2012, song các hộ nuôi đã rút kinh nghiệm chuyển từ nuôi thâm canh, bán thâm canh sang nuôi quảng canh cải tiến và nuôi xen canh với cá bống bớp, cua… nên tôm sú hầu như không bị bệnh, sản lượng vẫn đạt 1.100 tấn. Diện tích nuôi TTCT tăng đột biến, toàn tỉnh hơn 582 ha, tăng 197% so năm 2012. Nhiều hộ nuôi thâm canh 2 - 3 vụ, năng suất 15 - 20 tấn/ha/năm.

Cùng với việc duy trì ổn định các vùng nuôi TTCT theo hướng VietGAP, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản Nam Định còn hướng dẫn một số hộ nuôi TTCT, nuôi theo quy chuẩn GAP/CoC, nhằm tăng hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường.

 

4. Hải Phòng

Từ năm 2010, nuôi tôm công nghiệp tại Hải Phòng nhiều khởi sắc. Từ chỗ chỉ nuôi tôm sú, nay phát triển mạnh nuôi TTCT, nhiều địa phương nuôi TTCT trong cả hai vụ xuân hè và thu đông. Nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao (như nuôi tôm trong nhà bạt, nuôi tôm theo quy trình khép kín) được áp dụng.

Năm 2013, Hải Phòng có 2.371 ha nuôi tôm nước lợ; trong đó tôm sú 2.087 ha, TTCT 284 ha. Tổng sản lượng 3.700 tấn; trong đó tôm sú 1.200 tấn, TTCT 2.500 tấn.

Tuy thế, nuôi tôm vẫn gặp nhiều khó khăn. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, kèm theo nguồn chất thải lớn ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường nuôi tôm. Hải Phòng còn phải chịu ảnh hưởng các cơn bão gây thiệt hại nhiều cho hoạt động tôm nuôi…

 

5. Nghệ An

Còn gặp nhiều khó khăn (như thời tiết, khí hậu diễn biễn phức tạp, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đồng bộ, dịch bệnh vẫn tiếp diễn…) nhưng những chỉ tiêu kế hoạch trong nuôi tôm của Nghệ An năm 2013 đều đạt khá.

Diện tích nuôi tôm nước lợ 2.190 ha, bằng 125% kế hoạch và bằng 117% so cùng kỳ 2012; trong đó, diện tích nuôi tôm sú 100 ha (chiếm 5%), TTCT 2.090 ha (chiếm 95%).

Về sản lượng, tổng sản lượng ước đạt 6.500 tấn (tôm sú 50 tấn, TTCT 6.450 tấn), bằng 93% kế hoạch và bằng 133% so cùng kỳ năm 2013. Sở dĩ tổng sản lượng giảm so với kế hoạch là do vụ hai chịu ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu cơn bão số 10, làm thiệt hại khoảng 450 ha nuôi tôm đang giai đoạn thu hoạch.

>> Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2013, khu vực phía Bắc (từ Thừa Thiên - Huế trở ra) có 11 tỉnh, thành phố nuôi tôm nước lợ. Diện tích nuôi 30.531 ha, chiếm 4,7% diện tích nuôi tôm mặn lợ của cả nước; sản lượng 43.616 tấn, chiếm khoảng 8% tổng sản lượng tôm nuôi của cả nước.

Thảo Linh 

Nguồn: thủy sản việt nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập122
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm121
  • Hôm nay28,412
  • Tháng hiện tại221,505
  • Tổng lượt truy cập92,599,169
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây