Học tập đạo đức HCM

5 ngày, lượng vải xuất đi Nhật nhiều hơn cả năm 2020

Thứ hai - 31/05/2021 04:46
Dù ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, tình hình tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều đang diễn ra hết sức thuận buồm xuôi gió.

Lạc quan

Tại Hải Dương, tình hình tiêu thụ vải đến thời điểm này đang diễn ra khá thuận lợi và tín hiệu rất lạc quan. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hải Dương, đến thời điểm này, trà vải u hồng của Hải Dương đã cơ bản thu hoạch và tiêu thụ hết. Hiện trà vải thiều chính vụ bắt đầu bước vào thu hoạch rộ.

Các lô vải quả tươi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản được xử lý bằng công nghệ bảo quản sau thu hoạch rất nghiêm ngặt. Ảnh: NK. 

Các lô vải quả tươi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản được xử lý bằng công nghệ bảo quản sau thu hoạch rất nghiêm ngặt. Ảnh: NK. 

Theo tổng hợp của các doanh nghiệp xuất khẩu, hiện đã có khoảng trên 50 tấn vải của Hải Dương được khoảng 10 công ty xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường Nhật.

Nhằm tạo điều kiện nâng cao công suất cho vải xuất khẩu sang Nhật, vừa qua, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) đã làm việc với phía Nhật Bản và đã được phía Nhật chấp thuận cho phép 3 buồng hun trùng vải của Hải Dương chính thức được xử lý vải để xuất khẩu đi Nhật.

Nhờ đó, vải của Hải Dương sẽ được xử lý ngay tại địa bàn tỉnh mà không phải mang tới các đơn vị của Cục BVTV để xử lý như trước đây. 3 buồng hun trùng này mới được đầu tư nên chất lượng xử lý cũng rất tốt, công suất cao, tối đa của 3 buồng gần 50 tấn vải/ngày.

Do cải tiến công nghệ và được phía Nhật ủy quyền cho phía Việt Nam thực hiện các thủ tục kiểm dịch thực vật nên chỉ trong vòng 5 ngày, lượng vải xuất khẩu đi Nhật đã nhiều hơn cả mùa vải 2020. Hiện nay, các doanh nghiệp đang tiếp tục triển khai xử lý vải để xuất khẩu sang các thị trường khác bằng đường biển, trong đó hiện một số doanh nghiệp đã bắt tay triển khai xuất khẩu sang thị trường Singapore…

Vải Hải Dương có mặt tại hệ thống siêu thị AEON tại Nhật Bản với giá rất cao. Ảnh: RĐ.

Vải Hải Dương có mặt tại hệ thống siêu thị AEON tại Nhật Bản với giá rất cao. Ảnh: RĐ.

Tại thị trường nội địa, với việc đẩy mạnh tiêu thụ qua kênh các sàn thương mại điện tử cũng đang thu những kết quả rất phấn khởi. Theo thông tin từ sàn Sendo, kế hoạch lúc đầu sàn sẽ tập trung bán 12 tấn vải u hồng trà sớm trong 4 ngày từ 24 - 28/5. Tuy nhiên, do lượng đặt hàng tăng chóng mặt nến chỉ trong vòng 3 ngày, Sendo đã bán gần 20 tấn vải và nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng. Do vậy, Sendo đã kéo dài thời gian bán vải u hồng đến hết tháng 5/2021 và dự kiến tiếp tục bán vải thiều trong tháng 6/2021.

Nhờ áp dụng các biện pháp xử lý, bảo quản sau thu hoạch, vải đến tay người tiêu dùng nội địa vẫn giữ được chất lượng tươi ngon như ở vườn, được người tiêu dùng phản hồi, đánh giá rất cao.

Xây dựng thương hiệu tại Úc

Theo Thương vụ Việt Nam tại Úc, thời gian qua, Thương vụ đã làm việc với các nhà nhập khẩu vải của Úc để thống nhất thực hiện kế hoạch nhập khoảng 100 tấn vải từ Việt Nam sang các bang Nam Úc và Tây Úc. Đối với các bang còn lại, Thương vụ đang tiếp tục kết nối giao thương, căn cứ vào tình hình vận chuyển.

Vải xuất khẩu sang Nhật vẫn giữ được chất lượng, mẫu mã hết sức đảm bảo. Ảnh: RĐ.

Vải xuất khẩu sang Nhật vẫn giữ được chất lượng, mẫu mã hết sức đảm bảo. Ảnh: RĐ.

Đồng hành cùng kế hoạch này, Thương vụ sẽ tiếp tục triển khai Chương trình xây dựng thương hiệu và thúc đẩy tiêu thụ quả vải Việt Nam tại Úc năm 2021, với các nội dung cụ thể như: Kết nối giao thương liên tục suốt mùa vải và cử cán bộ trực phối hợp tháo gỡ các khó khăn về thủ tục nhập khẩu tại Úc  (nếu có). Các doanh nghiệp Việt Nam có khó khăn cần tháo gỡ, có thể liên hệ với qua email: huongtvau@gmail.com hoặc huongnt@moit.gov.vn. Quảng bá, định hướng người tiêu dùng làm quen với màu quả vải ngả vàng do chiếu xạ.

Thực hiện quảng cáo kích cầu tại các khu vực tiêu thụ như quảng cáo trên mạng xã hội, cửa hàng, siêu thị và các kênh thông tin khác. Ngoài ra sẽ thực hiện các chương trình mua quả vải Việt Nam trúng thưởng - quảng cáo kép “mua một sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, được trúng thưởng một sản phẩm nông nghiệp khác”.

Thực hiện thúc đẩy quả vải sau chế biến (đóng lon, khô, vải đông lạnh) sau khi hết mùa vụ. Vận động các Hiệp hội doanh nghiệp, cộng đồng cùng thưởng thức, tiêu thụ quả vải quê hương.

Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Úc sẽ tiến hành đề xuất với các cơ quan của Úc để thúc đẩy việc thông quan được thuận lợi khi vải đến Úc.

Vải thiều Việt Nam đã nhiều năm có mặt tại thị trường Úc và đang tiến tới xây dựng thương hiệu tại thị trường này. Ảnh: LB.

Vải thiều Việt Nam đã nhiều năm có mặt tại thị trường Úc và đang tiến tới xây dựng thương hiệu tại thị trường này. Ảnh: LB.

Những năm qua, Công ty 4wayfresh tại Úc cùng với Công ty Rồng Đỏ của Việt Nam là những đơn vị có nhiều nỗ lực cải tiến khâu bảo quản và phối hợp với Thương vụ để thực hiện các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng thị trường vải tại Úc.

Quả vải Việt Nam có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng tại Úc rất ưa chuộng. Năm nay, các nhà nhập khẩu và chương trình xúc tiến đều đã sẵn sàng. Tuy nhiên, kết quả xuất khẩu mùa vải năm nay sẽ phụ thuộc phần lớn vào khâu vận chuyển.

Úc cũng trồng được các loại quả mà Việt Nam có thế mạnh, trong đó có quả vải. Do vậy, việc tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu quả vải đòi hỏi những nỗ lực không ngừng.

Khơi thông tiêu thụ vựa trái cây Sơn La

UBND tỉnh Sơn La vừa phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN-PTNT đã tổ chức Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm xoài, nhãn Sơn La năm 2021.  

Năm 2021, Sơn La có khoảng trên 19 nghìn ha xoài, sản lượng khoảng 65 nghìn tấn (thời gian thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 8/2021) và khoảng hơn 19 nghìn ha nhãn, sản lượng ước đạt 98.500 tấn (thời điểm thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9/2021).

Bộ Công thương phối hợp với Bộ NN-PTNT và tỉnh Sơn La đã tổ chức hội nghị trực tuyến nhằm sẵn sàng các giải pháp cho tiêu thụ trái cây Sơn La trong niên vụ sắp tới. Ảnh: Thu Thủy.

Bộ Công thương phối hợp với Bộ NN-PTNT và tỉnh Sơn La đã tổ chức hội nghị trực tuyến nhằm sẵn sàng các giải pháp cho tiêu thụ trái cây Sơn La trong niên vụ sắp tới. Ảnh: Thu Thủy.

Ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết, hiện Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đã cấp 181 mã số vùng trồng với tổng diện tích trên 4.700 ha cây ăn quả trong tỉnh cùng 37 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu. Trong đó, 130 mã số vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và 51 mã số vùng trồng cây ăn quả được cấp để xuất khẩu sang Australia, Mỹ…

Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (XTTM, Bộ Công thương) cho biết trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp, thời gian qua, Cục đã tập trung triển khai các hoạt động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực về các phương thức bán hàng và XTTM trên các nền tảng số…

Đáng chú ý, Cục XTTM đã hỗ trợ các doanh nghiệp xúc tiến tiêu thụ sản phẩm qua các sàn thương mại điện tử (TMĐT) trong nước như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo và các sàn TMĐT quốc tế lớn trên thế giới như Amazon, Alibaba... Cục XTTM đã tiến hành thiết lập các gian hàng trên sàn Lazada, Tiki, Shopee, Sendo, trong khuôn khổ Chương trình cấp quốc gia về XTTM. Đây là những gian hàng chung, hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm tiềm năng từ các địa phương.

UBND tỉnh Sơn La đang chuẩn bị nhiều giải pháp cho vụ thu hoạch trái cây năm 2021 đang cận kề. Ảnh: Thu Thủy. 

UBND tỉnh Sơn La đang chuẩn bị nhiều giải pháp cho vụ thu hoạch trái cây năm 2021 đang cận kề. Ảnh: Thu Thủy. 

Với tỉnh Sơn La, trong mùa vụ thu hoạch cây ăn quả năm 2021, Cục XTTM đã hỗ trợ, kết nối đưa sản phẩm quả mận và xoài lên sàn TMĐT Shopee bắt đầu từ ngày 28/5/2021.

Sàn TMĐT Shopee cũng đã thống nhất phối hợp với Cục XTTM từng bước đào tạo và tư vấn cho các hộ kinh doanh, các hợp tác xã và doanh nghiệp trên địa bàn Sơn La về kỹ năng mở gian hàng, quản lý, vận hành, triển khai những hoạt động xây dựng hình ảnh, quảng bá sản phẩm thành công…

Thời gian tới, Cục XTTM cũng lên kế hoạch phối hợp với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vnpost) triển khai chương trình hỗ trợ nông dân, chủ trang trại trên cả nước bán nông sản hàng hoá, nông sản thực phẩm an toàn theo hình thức trực tuyến…

Sắp tới, Cục XTTM sẽ phối hợp với các sở, ban, ngành của Sơn La hỗ trợ các hợp tác xã, chủ trang trại… đẩy mạnh phân phối qua kênh livestream trên các nền tảng số. Đây là một hoạt động mới của Cục XTTM nhằm giúp các đầu mối cung ứng hàng nông sản Sơn La tiếp cận nhanh chóng, hiệu quả với thị trường tiêu dùng theo xu hướng mới.

Trong khuôn khổ hội nghị trực tuyến, tại huyện Yên Châu, UBND tỉnh Sơn La phối hợp với Cục XTTM và các đơn vị chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu đã tổ chức chương trình bàn giao sản phẩm xoài Sơn La theo thỏa thuận tiêu thụ với các đơn vị chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và TMĐT năm 2021.

Đại diện Bộ Công thương, UBND tỉnh Sơn La và các doanh nghiệp cắt băng bàn giao sản phẩm xoài Sơn La theo thỏa thuận tiêu thụ với các đơn vị chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và TMĐT năm 2021. Ảnh: Thu Thủy.

Đại diện Bộ Công thương, UBND tỉnh Sơn La và các doanh nghiệp cắt băng bàn giao sản phẩm xoài Sơn La theo thỏa thuận tiêu thụ với các đơn vị chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và TMĐT năm 2021. Ảnh: Thu Thủy.

Tại chương trình, đã diễn ra lễ ký kết giữa Cục XTTM, UBND tỉnh Sơn La với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam, các sàn thương mại điện tử như Postmart, Shopee Việt Nam khu vực phía Bắc về việc hỗ trợ các tỉnh đưa sản phẩm lên các sàn TMĐT và livestream bán hàng trực tuyến.

Ông Lê Quốc Anh, Phó Tổng Giám đốc Vnpost cho hay, đơn vị này sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng nâng cao năng lực chuyển đổi số, đưa sản phẩm nông sản và các sản phẩm tiêu biểu của các địa phương lên sàn thương mại điện tử.

Vnpost sẽ hoàn thiện một hệ sinh thái khép kín để đồng hành cùng người dân chuyển đổi số nông nghiệp nông thôn, góp phần xây dựng nền kinh tế số.

Theo LÊ BỀN/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập531
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại791,759
  • Tổng lượt truy cập93,169,423
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây