Học tập đạo đức HCM

5 thách thức đối với XK nông lâm thủy sản

Thứ sáu - 21/02/2014 08:54

5 thách thức đối với XK nông lâm thủy sản

Theo đánh giá của Bộ NN – PTNT, tình hình XK các mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực của Việt Nam trong năm 2014 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó có 5 thách thức mà các DNXK cần lưu tâm để có các giải pháp tích cực hơn trong việc tăng kim ngạch XK.

Thứ nhất, đó là sức tiêu thụ của các thị trường NK vẫn còn yếu và áp lực cạnh tranh vẫn không ngừng gia tăng đối với Việt Nam. Dự báo kinh tế khu vực Bắc Mỹ (gồm cả Hoa Kỳ và Canada) sẽ tăng trưởng chỉ ở mức 2,9%, các nền kinh tế châu Âu: 1,35% và Nhật Bản: 1,6%. Kinh tế Trung Quốc dự báo cũng sẽ tăng trưởng chậm lại (dự kiến 8%).

Trong khi đó, thị phần XK hàng hóa của ta gặp nhiều khó khăn do ngày càng nhiều quốc gia, lãnh thổ tiếp tục tham gia XK nông lâm thủy sản. "Điển hình như đối với thị trường gạo, các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia gia tăng sản xuất trong nước, giảm NK. Sự quay lại XK của Ấn Độ, cùng với sự cạnh tranh của các nước Miến Điện, Campuchia làm gia tăng áp lực cạnh tranh đối với gạo XK Việt Nam” – ông Trương Thanh Phong – Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam cho hay.


Hàng hóa được đóng gói cẩn thẩn trước khi cho XK tại cửa khẩu Cốc Nam – Lạng Sơn

Thứ hai, các rào cản kỹ thuật trong thương mại được các nước NK tăng cường áp dụng. Trong khi vấn đề chất lượng, đảm bảo ATVSTP của nông sản, thủy sản Việt Nam đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng. Điển hình là các rào cản kỹ thuật từ thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc đối với tôm Việt Nam (đây là 2 thị trường chủ lực).

Gần đây nhất là từ ngày 31/1/2014, Liên bang Nga sẽ nghiêm cấm việc NK cá tra từ Việt Nam, cũng như tất cả các sản phẩm cá tra của 8 DN của Việt Nam do những vi phạm những quy định của nước này về ATTP.

Thứ ba là, năng lực tài chính của DN Việt Nam rất yếu, thiếu vốn (mặc dù về lý thuyết lãi suất ngân hàng giảm, song tiếp cận với nguồn vốn vay gặp không ít trở ngại). Hầu hết vốn lưu động của các DN phải thực hiện vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại với lãi suất cao. Không ít DN vay đầu tư từ các năm trước (lãi suất ưu đãi đầu tư 14,5%/năm), mất khả năng trả nợ nên không được tiếp tục vay vốn sản xuất. Điều này cũng gây khó khăn trong việc giải quyết “đầu ra” cho nông dân.

Ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội cà phê ca cao kiến nghị: Nhà nước cần tiếp tục thực hiện các giải pháp giãn nợ, khoanh nợ để giúp DN có điều kiện khắc phục khó khăn, từng bước đẩy mạnh SXKD. Ông Tự cũng cho rằng, việc miễn, giảm thuế là giải pháp thiết thực hơn so với giảm lãi suất cho vay đối với DN. Có như thế DN mới mạnh dạnh tái canh đầu tư sản xuất.

Thứ tư là, vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, giảm phẩm cấp chất lượng, giảm giá bán làm mất uy tín của hàng nông sản, thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế là điểm yếu cố hữu của nhiều DN trong hầu hết các ngành hàng XK của chúng ta mấy năm nay.

Theo đánh giá của Cục chế biến thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối thì biểu hiện rõ rệt nhất của tình trạng này là việc các DN không tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất và chế biến, điển hình là trường hợp sự dụng chất tăng trọng, tăng thủy phần trong chế biến cá phi lê đông lạnh đến 86%, tỷ lệ mạ băng lên đến 60-70% trong lúc quy định không vượt quá 20%; hạ phẩm cấp và giá bán thanh long; chè XK với giá rẻ nhất thế giới…

Thứ năm là, về cơ cấu mặt hàng, chúng ta vẫn XK các mắt hàng thô là chính. Trong khi đó, nhiều mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam đã đến gần giới hạn tối đa về sản lượng (cà phê, lúa gạo, cá tra, tôm…). Để tăng kim ngạch XK cần thiết phải thay đổi cơ cấu mặt hàng theo hướng XK các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.

Bên cạnh những khó khăn, thách thức nêu trên, dự báo năm 2014 sẽ có những yếu tố thuận lợi hơn cho XK hàng hóa nói chung, trong đó có nông lâm thủy sản. Bộ NN – PTNT đặt kế hoạch XK nông lâm thủy sản năm nay đạt 28,5 tỷ USD (tăng 2,65% so với năm 2013). Trong đó dự kiến sẽ XK khoảng 7,0-7,5 triệu tấn gạo; 1,2-1,3 triệu tấn cà phê; 1,15 triệu tấn cao su; 130 ngàn tấn hồ tiêu và 180 ngàn tấn điều nhân các loại. Riêng kim ngạch XK thủy sản ước đạt khoảng 6,9 tỷ USD trong năm 2014.

 

XK tôm sẽ khó duy trì đà tăng trưởng như thời gian qua. Nguyên nhân là do sau một năm khó khăn bởi dịch bệnh tôm, hiện những nước sản xuất tôm như Thái Lan, Trung Quốc… đang phục hồi và tăng nguồn cung cho thị trường. Do đó, giá tôm có khả năng giảm và sự cạnh tranh cung cấp nguyên liệu tôm sẽ trở nên gay gắt hơn.

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập243
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm230
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,657
  • Tổng lượt truy cập90,259,050
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây