Học tập đạo đức HCM

500 cán bộ khuyến nông mất việc: GĐ Khuyến nông Quốc gia lên tiếng

Thứ tư - 16/05/2018 22:42
500 cán bộ khuyến nông, thú y cấp xã ở Bắc Giang đang rất hoang mang, lo lắng về nguy cơ mất việc trước thông tin Sở Nội vụ tỉnh này bất ngờ ra văn bản số 367 (ngày 5/4/2018), trong đó lấy ý kiến về việc không bố trí chức danh khuyến nông và thú y cấp xã.

Dự thảo tinh gọn kiểu... thiếu trách nhiệm?

Theo tìm hiểu của PV, thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế của Chính phủ, mới đây, tỉnh Bắc Giang đã xây dựng dự thảo phương án quy định chức danh, số lượng người hoạt động không chuyên trách ở các xã, phường thị trấn cũng như các thôn, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh. 

Theo đó, trong văn bản của Sở Nội vụ nêu rõ: “Không bố trí chức danh khuyến nông và thú y cơ sở ở cấp xã, nhân viên khuyến nông và thú y ở thôn”. Cán bộ khuyến nông và thú y cơ sở ở cấp xã được giải quyết chế độ theo quy định hoặc chuyển sang đảm nhận chức danh khác theo nguyên tắc trên do địa phương sắp xếp, bố trí.

Nếu được thông qua, địa phương này sẽ không còn bố trí chức danh khuyến nông và thú y cơ sở cấp xã nữa, cũng đồng nghĩa với việc, gần 500 người sẽ có nguy cơ bị mất việc. 

 500 can bo khuyen nong mat viec: gd khuyen nong quoc gia len tieng hinh anh 1

Cán bộ thú y cơ sở tiêm phòng bệnh dại trên chó. Ảnh: Hà Đương

Đáng nói là trước khi Sở Nội vụ tỉnh này ra báo cáo số 51 về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, các thôn, tổ dân phố và những người hoạt động không chuyên trách, cả một đội ngũ khuyến nông, thú y viên lên tới gần 500 người không hề nhận được văn bản dự thảo xin góp ý kiến.

“Chúng tôi đã bị sốc. Cảm thấy mình như bị dội một gáo nước lạnh. Bao nhiêu năm qua, chúng tôi không ngừng cống hiến, góp phần phát triển nền nông nghiệp của tỉnh, giờ bị phủ định công lao. Trước nguy cơ mất việc, ai mà không bức xúc”, chị Nguyễn Thị Oanh - khuyến nông viên xã Nham Sơn (huyện Yên Dũng) chia sẻ.

Về vấn đề này, trao đổi với PV báo Dân Việt, ông Trần Văn Khởi - Quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NN&PTNT) cho biết: Nếu chỉ vì một vài nơi, vài chỗ hoạt động không hiệu quả hoặc vì để giảm bớt gánh nặng ngân sách mà xóa sổ toàn bộ mạng lưới cán bộ khuyến nông cơ sở là rất lãng phí và thiếu trách nhiệm với người nông dân cũng như với những cán bộ khuyến nông cơ sở đã hy sinh tuổi trẻ, chấp nhận vất vả để cống hiến cho quê hương.

Theo báo cáo của các địa phương năm 2017, số lượng cán bộ khuyến nông viên cấp xã hiện là 8.352 người; cộng tác viên khuyến nông thôn, bản: 22.898 người. Trong đó, khoảng 25% khuyến nông viên cấp xã có trình độ đại học, cao đẳng; khoảng 45% có trình độ trung cấp; còn lại là trình độ sơ cấp. 

Ông Khởi cho biết, căn cứ theo Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông, Nhà nước có chính sách phát triển đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở (khuyến nông viên cấp xã, cộng tác viên khuyến nông thôn, bản) như sau:

Tại Điểm c, điểm d khoản 1 Điều 10 về tổ chức khuyến nông địa phương, quy định ở cấp xã (xã, phường, thị trấn có sản xuất nông nghiệp) có khuyến nông viên với số lượng ít nhất là 2 khuyến nông viên ở các xã thuộc địa bàn khó khăn, ít nhất 01 khuyến nông viên cho các xã còn lại. Ở thôn (thôn, bản, cấp, phum, sóc) có cộng tác viên khuyến nông và câu lạc bộ khuyến nông.

Tại Khoản 2, khoản 3 Điều 16 về Chế độ đối với người hoạt động khuyến nông, khuyến nông viên cơ sở quy định như sau: Khuyến nông viên cấp xã thuộc công chức xã được hưởng lương theo trình độ đào tạo, không thuộc công chức xã được hưởng chế độ phụ cấp hoặc lương theo trình độ đào tạo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

 500 can bo khuyen nong mat viec: gd khuyen nong quoc gia len tieng hinh anh 2

Cán bộ thú y cơ sở tiêm phòng bệnh dại cho chó ở Băc Giang. Ảnh: Hà Đương

Đối với khuyến nông viên cấp xã chưa có bằng cấp, cộng tác viên khuyến nông cấp thôn được hưởng thù lao khuyến nông do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Như vậy, về cơ sở pháp lý, chức danh khuyến nông viên cấp xã và cộng tác viên khuyến nông thôn, bản đã được Chính phủ quy định và có chế độ, chính sách cụ thể để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Nếu xóa bỏ, ai sẽ là người đồng hành với nông dân?

Về vai trò của đội ngũ cán bộ khuyến nông, thú y cơ sở, ông Trần Văn Khởi nhấn mạnh: "Qua hơn 20 năm hoạt động khuyến nông, đội ngũ khuyến nông viên cấp xã, thôn đã có những đóng góp quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa và xây dựng nông thôn mới. Đây là đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở địa phương trực tiếp sát với dân, hàng ngày tư vấn cho nông dân về mọi ngành hàng, nông sản trong sản xuất nông nghiệp".

"Bà con nông dân coi khuyến nông viên như một địa chỉ tin cậy để hỏi, tư vấn, giải quyết những vấn đề trong sản xuất hàng ngày của họ. Thời gian qua, đội ngũ khuyến nông viên đã không ngừng lớn mạnh, khẳng định vai trò của mình" - ông Khởi cho biết.

 500 can bo khuyen nong mat viec: gd khuyen nong quoc gia len tieng hinh anh 3

Cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Giang tư vấn kỹ thuật chăm sóc gấc giống mới cho gia đình ông Phạm Văn Đông, nông dân huyện Lục Nam. Ảnh: Minh Huệ

Hàng năm, lực lượng khuyến nông, thú y địa phương đã phối hợp tổ chức nhiều lớp đào tạo, tập huấn khuyến nông để bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, tay nghề cho nông dân, người sản xuất, qua đó góp phần nâng cao trình độ sản xuất và dân trí cho nông dân.

Theo báo cáo của các địa phương, hàng năm hệ thống khuyến nông các tỉnh, thành phố tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho khoảng 1 triệu lượt nông dân trên toàn quốc. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, những năm 1990 trở về trước trình độ sản xuất của nông dân Việt Nam ở mức lạc hậu, thì đến nay đã vươn lên trình độ trung bình trong khu vực. Để đạt được kết quả này có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở.

"Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển mới xây dựng được đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở tương đối đồng bộ và rộng khắp ở khắp các địa phương hiện nay (hệ thống khuyến nông được đánh giá là một trong những hệ thống đồng bộ, lớn mạnh nhất của ngành nông nghiệp). Do vậy, nếu xóa sổ mạng lưới cán bộ khuyến nông cơ sở (như đề xuất của Sở Nội vụ Bắc Giang) thì ai sẽ là người đồng hành với nông dân, hướng dẫn nông dân phát triển sản xuất, nắm bắt tình hình sản xuất, tâm tư nguyện vọng của nông dân để phản ánh với Nhà nước? Đó là những câu hỏi cần có giải đáp trước khi đưa ra quyết định" - ông Trần Văn Khởi nhấn mạnh.

Trước đó, trao đổi nhanh với phóng viên báo Dân Việt, ông Bùi Ngọc Sơn - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bắc Giang cho biết: "Toàn bộ số cán bộ hiện nay chúng tôi đang rà soát và đến năm 2020 sẽ sắp xếp hết số cán bộ đấy chứ không phải là cắt bỏ, lộ trình hiện nay chúng tôi cũng mới chỉ xin ý kiến. Chúng tôi không bố trí hai chức danh này ở xã nữa mà nhiệm vụ đấy sau này sẽ giao cho Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp trực thuộc cấp huyện và nhà nước sẽ đặt hàng".

Cũng theo ông Sơn, hiện Sở Nội vụ đang tổng hợp ý kiến và sẽ sắp xếp vào công chức và cán bộ xã theo lộ trình đến năm 2020. "Trước  mắt, chúng tôi đã sắp xếp được hơn 100 cán bộ con lại đến 2020 sẽ sắp được hết, còn bạn nào có nguyện vọng không muốn làm nữa chúng tôi sẽ giải quyết theo chế độ theo quy định" - ông Sơn nói.

Theo Minh Huệ (danviet.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập743
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại801,241
  • Tổng lượt truy cập93,178,905
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây