Học tập đạo đức HCM

701,8 tỷ đồng chi trả bồi thường bảo hiểm nông nghiệp

Thứ bảy - 28/06/2014 11:46
Trong đó chi trả bảo hiểm cho thủy sản lên tới 669,5 tỷ đồng, bảo hiểm cây lúa 19 tỷ đồng và vật nuôi là 13,3 tỷ đồng.

Ngày 27/6, tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013.

Kết quả cho thấy, sau 3 năm thực hiện, công tác thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã đạt được kết quả đáng khích lệ với 304.017 hộ nông dân/tổ chức tham gia. Trong đó có 233.361 hộ nghèo (chiếm 76,8%), 45.944 hộ cận nghèo (chiếm 15,1%), 24.711 hộ thường (chiếm 8,1%) và 1 tổ chức sản xuất nông nghiệp.

Đặc biệt, trong 3 năm thực hiện chương trình thí điểm, đã có 236.397 hộ nông dân/tổ chức tham gia bảo hiểm cây lúa; 60.133 hộ nông dân tham gia bảo hiểm vật nuôi; 7.487 hộ nông dân tham gia bảo hiểm thủy sản. Tổng giá trị được bảo hiểm lên tới 7.747,9 tỷ đồng, trong đó cây lúa là 2.151 tỷ đồng, vật nuôi là 2.713,2 tỷ đồng, thủy sản là 2.883,7 tỷ đồng.

 

95% bảo hiểm nông nghiệp được bồi thường cho thủy sản. (Ảnh: Internet)

Sau 3 năm triển khai, tổng doanh thu phí bảo hiểm đã thu được 394.000 triệu đồng, trong đó, thủy sản là 218.175 triệu đồng (chiếm 55,37%); cây lúa là 91.919 triệu đồng (chiếm 23,33%); vật nuôi là 83.906 triệu đồng (chiếm 21,3%).

Tổng số tiền đã giải quyết cho bồi thường bảo hiểm đến ngày 20/6 đã đạt 701,8 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường bảo hiểm là 178,1%. Trong đó, thủy sản là 669,5 tỷ đồng (chiếm 95,4%); cây lúa là 19 tỷ đồng (chiếm 2,7%%); vật nuôi là 13,3 tỷ đồng (chiếm 1,9%).

Trước đó, thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013 (Quyết định số 315/QĐ-TTg), công tác thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã được triển khai tại 20 tỉnh, thành phố trong cả nước với 3 loại hình sản phẩm: Cây lúa, vật nuôi và thủy sản (tôm, cá).

UBND 20 tỉnh, thành phố nơi thực hiện thí điểm đã thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, huyện, xã, giao trách nhiệm cho các cơ quan tài chính, nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp, triển khai công tác thí điểm. Định kỳ, hàng năm, 6 tháng có sơ kết, đánh giá, tăng cường công tác tuyên truyền đến từng địa bàn, từng hộ dân tích cực hưởng ứng tham gia.

Thực tiễn triển khai hoạt động thí điểm bảo hiểm nông nghiệp cho thấy chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp là hết sức đúng đắn, đây là chính sách nhằm ổn định sản xuất và đời sống của người dân, góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; tạo cho người sản xuất nông nghiệp ý thức và thói quen tuân thủ quy trình sản xuất, canh tác, nuôi thủy sản để tiến tới nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

Việc triển khai công tác thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ủng hộ và tích cực chỉ đạo thực hiện. Các doanh nghiệp bảo hiểm (Bảo Việt, Bảo Minh, Vinare) có nhiều nỗ lực, khắc phục khó khăn trở ngại để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Hội nghị cũng làm rõ những khó khăn, vướng mắc trong việc thí điểm bảo hiểm nông nghiệp như: Đây là loại hình bảo hiểm mới, phạm vi địa bàn khá rộng, đặc điểm canh tác, nuôi trồng ở các địa phương cũng có sự khác nhau, bệnh dịch, thiên tai xảy ra nhiều. Các hộ dân tham gia chưa được nhiều, đặc biệt là hộ thường (không thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo), vì vậy cũng có khó khăn trong việc lấy số đông bù rủi ro theo quy tắc bảo hiểm. Công tác chỉ đạo ở một vài địa phương có nơi, có lúc còn chưa thực sự quyết liệt.

Trên cơ sở kết quả công tác thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013, các Bộ, ngành Tài chính, NN&PTNT hoàn chỉnh báo cáo tổng kết báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết thúc chương trình thí điểm và nghiên cứu khả năng thực hiện trong thời gian tới. Theo đó, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể chủ động thực hiện, đảm bảo nguyên tắc bảo hiểm cũng như tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia./.

Nguyễn Quỳnh/VOV.VN
 Tags: tỷ đồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập487
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại843,728
  • Tổng lượt truy cập92,017,457
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây