Học tập đạo đức HCM

Bắp bị bệnh lạ: Nông dân “méo mặt”

Thứ hai - 18/03/2013 21:50
Hàng chục hộ dân ở xã Hành Tín Tây (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) đang lo lắng mất ăn, mất ngủ vì cây bắp (ngô) bị bệnh lạ, không thể phát triển, thậm chí nhiều hộ đứng trước nguy cơ mất trắng.
Theo báo cáo của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) huyện Nghĩa Hành và UBND xã Hành Tín Tây, hiện 2 giống ngô NK67 (do Công ty Syngenta Việt Nam cung ứng) và DK9955 (do Công ty Dekap cung ứng) đang trong giai đoạn 30-35 ngày tuổi (từ 6-9 lá) có triệu chứng đùn lại, lá xếp sít nhau, bị xoắn, thân ngả nghiêng, trên lá có những sọc nâu. Trong ruộng ngô có từng chòm, vạt cây không sinh trưởng được.

Bên ruộng bắp thấp lè tè, ông Nguyễn Tấn Đoan ở thôn Phú Thọ cho hay, vụ đông xuân này, gia đình trồng hơn 3 sào  (1 sào Trung Bộ = 500m2) bắp bằng giống DK9955. Tuy nhiên, sau khi xuống giống được khoảng  một tháng thì hơn 60% diện tích bắp không phát triển, cây lùn đi, thấp hơn so bằng cây bắp phát triển bình thường, thân yếu, lá xanh đậm, xếp sít nhau. Ông Đoan đã tiến hành bón phân, phun thuốc nhưng vẫn không tiến triển.

Theo ông Đoan, chưa kể công sức bỏ ra, chỉ tính chi phí làm đất, giống, phân bón, gia đình đã mất gần 3 triệu đồng. Những vụ trước, với diện tích này, ông thu về trên 1,2 tấn bắp, bán được hơn 6 triệu đồng, vụ này coi như mất trắng.

Ruộng bắp của ông Trần Thiệt ở thôn Phú Khương cũng bị hiện tượng tương tự. Vụ này gia đình ông chọn giống bắp NK67 để gieo trồng trên diện tích 600m2. Ban đầu bắp phát triển bình thường, nhưng được khoảng 30 ngày thì bị triệu chứng như trên. Các hộ trồng bắp ở Hành Tín Tây đang dở khóc, dở cười vì hiện tượng lạ này. Một số hộ đã cắt bỏ diện tích bắp bị bệnh, mang về làm thức ăn cho trâu - bò, chuyển sang trồng các loại hoa màu khác.

Hành Tín Tây là xã có diện tích bắp lớn nhất huyện Nghĩa Hành với hơn 70ha. Trước hiện tượng này, nhiều nông dân không khỏi lo lắng và đang chờ kết luận của các cơ quan chức năng để xử lý triệt để căn bệnh này.

Ông Nguyễn Văn Như, Phó chủ tịch UBND xã Hành Tín Tây cho biết: “Theo thống kê sơ bộ, hiện địa phương có  11.651m2 bắp bị hiện tượng này với 17 hộ bị ảnh hưởng. Trước thực trạng trên, chính quyền địa phương đã báo cáo Trạm BVTV huyện và công ty cung cấp giống đến tìm hiểu nguyên nhân, nhưng đến nay vẫn chưa xác định được bệnh”. 

Chi cục BVTV Quảng Ngãi đã tiến hành lấy mẫu gửi đi kiểm tra tác nhân gây hại đối với 2 giống ngô nói trên tại Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật ở Hà Nội. Ông Võ Duy Loan, Chi cục trưởng Chi cục BVTV Quảng Ngãi cho biết: “Chi cục đã gửi mẫu giống bắp DK9955 và NK67 cho Trung tâm Giám định kiểm dịch thực vật, phân tích vi-rút lùn sọc đen thì cho kết quả âm tính”.

Theo ông Phan Đình Dũng, Trung tâm BVTV miền Trung, kiểm tra giống ngô DK9955 và NK67 tại xã Hành Tín Tây thấy, qua triệu chứng thì có thể cây ngô bị nhiễm bệnh sọc lá, hay còn gọi là bạch tạng (downy mildew). 

Được biết, bệnh bạch tạng gây hại khá phổ biến trên cây bắp từ trung du cho đến đồng bằng. Trong năm, bệnh gây hại từ khoảng tháng 10 đến tháng 2 - 3 dương lịch năm sau do nhiệt độ thấp về đêm, sáng có sương mù, ẩm độ cao. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Cây bệnh có thể xuất hiện rất sớm, khi bắp có 2-3 lá thật và có thể kéo dài đến trổ cờ. Triệu chứng điển hình là vết sọc vàng dài, mặt dưới và trên vết bệnh có mốc trắng (là những bào tử lây nhiễm). Cây nhiễm nặng lá màu trắng bạc, lùn và chết dần.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đình Thuận, Phó giám đốc Công ty TNHH Dekap Việt Nam, phụ trách khu vực miền Trung - Tây Nguyên khẳng định: Bệnh này không phải do giống, hiện chúng tôi đang đề xuất công ty hỗ trợ, chia sẻ thiệt hại với nông dân. 

“Diện tích bị thiệt hại nhẹ, bà con cần nhổ bỏ những cây bị bệnh. Diện tích bị thiệt hại trên 70% cần tiêu huỷ hoàn toàn. Chi cục sẽ mời các đơn vị liên quan đến làm việc cụ thể về nguồn gốc giống nhập khẩu, đồng thời tiếp tục lấy mẫu (cây, đất, giống…) theo dõi để có kết luận và hướng xử lý”, ông Loan khuyến cáo.

Hải Vân


Nguồn:kinhtenongthon.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập251
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm238
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,602
  • Tổng lượt truy cập90,258,995
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây