Học tập đạo đức HCM

Biến đổi khí hậu “gõ cửa” làng quê: Mưa đến muộn, lũ về chậm

Thứ tư - 09/12/2015 21:18
Chưa khi nào đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu ảnh hưởng cùng lúc của nhiều hiện tượng thời tiết bất lợi như thời điểm này, khi vừa bị xâm nhập mặn, hạn hán giữa mùa mưa, lũ về muộn… gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
  

LTS: Tại Hội nghị toàn cầu về biến đổi khí hậu (COP 21) vừa diễn ra tại Paris (Pháp), Việt Nam được dự báo là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khu vực do tình trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) gây nên. Trên thực tế, BĐKH đã ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta, với nhiều sắc thái, hình thức khác nhau. Loạt bài của NTNN sẽ phản ánh về thực trạng này.

Chi phí sản xuất tăng

Những ngày này, tại huyện Vị Thủy (Hậu Giang), cánh đồng lúa đông xuân 2015-2016 đã đến giai đoạn đẻ nhánh. Tuy nhiên, khác với những năm trước đây, phần lớn diện tích sản xuất đã bị thiệt hại do ốc bươu vàng, rầy nâu tấn công. Theo người dân địa phương, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do mùa nước nổi không về, ngành chức năng dự báo nước mặn đến sớm và gay gắt hơn mọi năm nên sạ sớm hơn lịch thời vụ.

 

“Tôi gieo sạ sớm hơn lịch thời vụ khoảng 20 ngày để né mặn, nhưng không ngờ trong giai đoạn sạ lại bị mưa ngập nên ốc bươu vàng cắn phá dữ dội, thiệt hại khoảng 35% diện tích. Sau đó tôi phải mua thêm giống để sạ lại những khu vực bị hư hại. Ngoài ra, tôi cũng đã thấy rầy xuất hiện nhiều, chắc phải mua thuốc phun” – lão nông Trần Văn Tâm, ngụ ở xã Vị Trung, ngao ngán nói.

Theo tìm hiểu của phóng viên tại các xã lân cận, đặc biệt là xã Vị Thanh, nhiều diện tích lúa cũng bị tình trạng tương tự. Nhiều hộ dân cho rằng, mới đầu vụ nhưng họ đã tốn rất nhiều chi phí mua thuốc diệt ốc bươu vàng, rầy nâu và giống. “Thời tiết bây giờ thất thường quá, không lường trước được. Vụ lúa chính trong năm nay năng suất không biết như thế nào nhưng chi phí sản xuất đã tăng thấy rõ” – nông dân Lê Thanh Tươi lo lắng nói.

Ông Trần Ngọc Thể - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Hậu Giang cho hay: “Năm nay ngành chức năng tỉnh sẽ không ngăn cản người dân xuống giống sớm. Dự báo về tình hình thời tiết trong lúa đông xuân diễn biến phức tạp. Do đó, tùy theo thực tế, từng địa phương xây dựng lịch xuống giống cho phù hợp để hạn chế tình trạng thiếu hụt nguồn nước tưới và bị xâm nhập mặn trong thời gian tới”.

Cũng như Hậu Giang, tại các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp… do mùa nước nổi không về, người dân không đợi phần rơm rạ của vụ hè thu tiêu hủy đã vội sạ vụ lúa mới. Tình trạng trên không những dẫn đến việc cây lúa bị ngộ độc hữu cơ mà còn tạo điều kiện cho sâu bệnh tấn công, đặc biệt là chuột cắn phá. Riêng tại Tân Châu (An Giang), theo các hộ dân, nhiều diện tích đã bị chuột cắn phá ngay từ khi cây lúa ở giai đoạn mạ non.

Diện tích sản xuất giảm

Trong khi đó, nông dân ở nhiều làng quê giáp biển như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… xuống giống không đạt kế hoạch đã đề ra. “Do bị ảnh hưởng của tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn, kế hoạch xuống giống khoảng 25.000ha lúa trên đất nuôi tôm của địa phương trong năm nay không đạt” - ông Nguyễn Hoàng Lâm - Trưởng Phòng NNPTNT huyện Thới Bình (Cà Mau) cho biết.

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân kế hoạch sản xuất lúa, tôm trong vùng bị ảnh hưởng lớn là do tác động của hiện tượng El Nino cũng như dự báo một số địa phương sẽ có khả năng xuất hiện khô hạn gay gắt từ tháng 2 đến tháng 4.2016.

Ông Trịnh Hoài Thanh - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết: “Mùa mưa năm 2015 lại đến muộn hơn so với các năm trước gần 1 tháng (vào tháng 5). Lượng mưa thấp hơn cùng kỳ khoảng 6 – 7% và mưa phân bổ không đều. Vì vậy, diện tích sản xuất lúa – tôm của Bạc Liêu chỉ đạt hơn 25.000ha (diện tích thiệt hại trên 8.000ha), trong khi đó kế hoạch vụ đưa ra là sẽ xuống giống với diện tích 30.500ha”.

Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp Cà Mau, 120.000ha vùng ngọt khép kín tập trung ở 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời đang có dấu hiệu bị xâm nhập mặn. “Việc xâm nhập mặn chắc chắn còn diễn ra phức tạp, nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài sẽ khiến lượng nước ngọt dự trữ khô cạn dần và mặn tiếp tục xâm nhập” - ông Nguyễn Long Hoai - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Cà Mau cảnh báo. Cùng nhận định trên, các nhà khoa học cho biết, các cửa sông gần vùng Quản Lộ- Phụng Hiệp (thuộc 4 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Hậu Giang) sẽ chịu ảnh hưởng của triều cường vào cuối tháng 12.2015, kết hợp với gió mùa đông bắc hoạt động mạnh dẫn đến mặn sẽ về sớm. 

Biến đổi khí hậu là gì?

BĐKH Trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo. Nguyên nhân chính làm BĐKH Trái đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm hạn chế sự BĐKH, Nghị định thư Kyoto được đưa ra nhằm hạn chế và ổn định 6 loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs và SF6.   
 

 P.V

 

 

 

 

 Đối với vùng nước ngọt cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hệ thống cống, đập, đê điều… không để nước mặn xâm nhập. Đối với vùng hở, phải nạo vét kênh mương. Tuy nhiên, việc này rất tốn kém vì hệ thống kênh mương ở tỉnh Cà Mau dài đến 10.000km. Trong khi đó, đặc điểm vùng sông nước Cà Mau là phù sa bồi lắng quanh năm nên cứ từ 3 đến 5 năm phải nạo vét một lần”.

Ông Nguyễn Long Hoai – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Cà Mau

 

 Vụ lúa đông xuân 2015-2016 do nước nổi không về nên bà con phải làm đất thật kỹ để tránh cỏ dại, thoát phèn tốt để lúa không bị ngộ độc hữu cơ. Đồng thời bón thêm phân bón đúng theo nhu cầu cây lúa và ở những thời điểm cần thiết. Người dân phải thường xuyên thăm đồng ruộng để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

PGS -TS Trần Văn Hai - Trường ĐH Cần Thơ.

 

 Để khắc phục, hạn chế những thiệt hại do ảnh hưởng BĐKH, người dân vùng đang bị ảnh hưởng nặng phải chấp nhận thiệt về năng suất cây trồng, để lấy nước ngọt sử dụng cho các phần việc khác (sinh hoạt, công nghiệp…). Vùng nào có nguy cơ bị mặn thì người dân nên ưu tiên sử dụng cây trồng chịu được mặn, đầu tư xây dựng các hệ thống cống và trang bị nhiều về máy đo độ mặn”.

PGS -TS Lê Anh Tuấn – Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường ĐH Cần Thơ

Theo Danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập451
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại869,481
  • Tổng lượt truy cập92,043,210
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây