Mức đầu tư phân bón DAP cho sản xuất 1ha ngô thấp hơn so với sử dụng phân bón đơn thông thường do vậy sẽ giúp giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập cho người nông dân.
Nâng cao biện pháp canh tác
Bón phân DAP Lào Cai giúp ngô tăng năng suất, giảm chi phí. Ảnh: ĐT
Thực hiện chỉ đạo của Sở NNPTNT Lào Cai về việc giao Trung tâm Khuyến nông xây dựng mô hình trình diễn, khảo nghiệm các tiến bộ kỹ thuật mới; vụ hè thu năm 2016, Trung tâm Khuyến nông đã phối hợp với Công ty cổ phần DAP số 2 Vinachem, Công ty TNHH MTV thương mại tổng hợp Ngọc Linh xây dựng mô hình trình diễn phân bón DAP trên cây ngô tại thôn Khu 3, xã Phố Lu, huyện Bảo Thắng (Lào Cai).
Trong quá trình thực hiện mô hình, Công ty cổ phần DAP số 2 Vinachem đã chuyển giao quy trình sử dụng phân bón DAP cho các hộ nông dân để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa phân bón, sâu bệnh hại, năng suất và chất lượng sản phẩm, đánh giá hiệu quả tác động của phân bón đến quá trình sinh trưởng, phát triển và khả năng chống chịu sâu bệnh và năng suất của cây ngô; đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn, giới thiệu và quảng bá sản phẩm phân bón DAP Lào Cai tới người sản xuất nhằm nâng cao biện pháp canh tác, góp phần cải thiện môi trường, dinh dưỡng trong đất và tăng giá trị thu nhập cho bà con nông dân trong vùng sản xuất ngô của các địa phương.
Các hộ tham gia mô hình đã khẩn trương tập trung gieo trồng từ ngày 6-7.7, tỷ lệ mọc đạt trên 92%, chiều cao sinh trưởng của cây ngô tại ruộng mô hình đạt 2m mặc dù cao hơn ruộng đối chứng tuy nhiên việc sử dụng phân bón DAP có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao giúp bộ rễ chân kiềng phát triển mạnh, ăn sâu giúp cho cây có khả năng chống đổ tốt. Bộ lá của cây ngô sử dụng phân bón DAP có màu xanh đặc trưng, dày và cứng điều đó giúp cây lúa tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, đồng thời tăng khả năng quang hợp tích lũy chất khô. Các loại bệnh hại như khô vằn, đốm lá và các loại sâu đục thân, rệp hại cờ chỉ xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng cũng như cho năng suất.
Ngô sinh trưởng tốt, chi phí giảm
Qua bảng hạch toán hiệu quả kinh tế cho thấy với cùng một giống ngô gieo trồng, nhưng ruộng mô hình sử dụng phân bón DAP đã giúp cây ngô sinh trưởng tốt, bắp to, chắc hạt năng suất cao (63 tạ/ha), với giá bán 5.000 đồng/kg, mỗi ha trồng ngô trừ các chi phí về giống, phân bón, công lao động còn cho thu nhập trên 10.000.000 đồng; trong khi đó ruộng đối chứng sử dụng phân bón đơn (đạm, lân, kali) chỉ thu được 5.875.000 đồng/ha.
Quá trình triển khai mô hình được sự quan tâm phối hợp thường xuyên, kịp thời của UBND huyện Bảo Thắng; sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Trung tâm Khuyến nông, Công ty CP DAP số 2 Vinachem, Công ty TNHH TMTH Ngọc Linh, các ban ngành đoàn thể của huyện, đặc biệt là UBND xã Phố Lu trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nông dân thực hiện.
Các hộ tham gia mô hình trách nhiệm, nhiệt tình và tuân thủ hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Mô hình sử dụng phân bón DAP, đây là sản phẩm mới của Công ty cổ phần DAP số 2 Vinachem, quá trình triển khai cho thấy cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt, có bộ lá xanh sáng, dầy khỏe, khả năng chống chịu khá, bộ rễ chân kiềng phát triển mạnh, cây cứng, độ đồng đều cao; đặc biệt khả năng tích lũy dinh dưỡng tốt, hạt ngô chắc mẩy có màu vàng sáng đẹp đặc trưng của giống. Mức đầu tư phân bón DAP cho sản xuất 1 ha ngô thấp hơn so với sử dụng phân bón đơn thông thường do vậy sẽ giúp giảm chi phí đầu tư, tăng thu nhập cho người nông dân.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;