Học tập đạo đức HCM

Cách phòng, chống dịch cúm gia cầm

Thứ năm - 21/03/2013 11:26
Dịch cúm gia cầm luôn là lo lắng của người chăn nuôi, từng khiến bao nhiêu người trắng tay... Làm thế nào để phòng, chống dịch cúm gia cầm có hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại do dịch cúm gia cầm gây ra?

 

Thạc sĩ thú y Phạm Thành Long - Cục Thú y (Bộ NNPTNT) hướng dẫn:

* Nguyên nhân bệnh cúm gia cầm H5N1: Là một loại bệnh cúm do virus có cấu trúc gen ARN thuộc týp phụ H5N1 của nhóm virus Cúm A, họ Orthomyxoviridae gây ra. Virus H5N1 có thể gây bệnh cho gia cầm, chim hoang dã, động vật có vú và con người. Gia cầm nhiễm virus có thể ủ bệnh từ 2 ngày đến 3 tuần trước khi xuất hiện triệu chứng.

- Triệu chứng:

Gia cầm mắc bệnh ở thể độc lực cao có các biểu hiện như chết đột ngột, tỷ lệ chết cao (trên 5% trong vòng 2 ngày); nếu gia cầm mắc bệnh không chết có các dấu hiệu như ủ rũ, giảm hoặc bỏ ăn, ngoẹo cổ, mào tích tím tái, mũi miệng chảy rãi, mắt sưng, chân bị liệt, da chân có các điểm xuất huyết, ỉa chảy phân loãng; trên gia cầm đẻ trứng có hiện tượng giảm đẻ đột ngột.

* Biện pháp phòng bệnh

Các hộ chăn nuôi gia cầm cần thực hiện các biện pháp an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi, mua con giống, thức ăn chăn nuôi từ những cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, không nuôi thả rông gia cầm, thường xuyên thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi, hạn chế tiếp xúc những tác nhân bên ngoài có khả năng mang mầm bệnh vào khu vực chăn nuôi như gia súc, gia cầm thả rông, chim hoang, người chăn nuôi đến từ nơi có dịch... Hộ chăn nuôi nên nuôi tách riêng các loài, các lứa tuổi gia cầm khác nhau, không để gia cầm tiếp xúc với gia súc như lợn, trâu, bò vì virus có khả năng lây sang gia súc và biến đổi thành chủng virus mới nguy hiểm cho con người. Tiêm phòng đầy đủ vaccin cúm gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

* Biện pháp chống dịch

Đây là bệnh do virus gây ra chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy khi nghi ngờ đàn gia cầm có biểu hiện mắc cúm H5N1, người chăn nuôi cần thông báo cho trưởng thôn, ấp, chính quyền hoặc cơ quan thú y của địa phương để nhận được các hướng dẫn về kỹ thuật và hỗ trợ tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh theo quy định của Nhà nước.

Không ăn tiết canh gia cầm, thịt và trứng gia cầm chưa nấu chín, đặc biệt không tiêu thụ thịt gia cầm ốm, chết do bệnh. Chủ gia cầm cần thực hiện “5 không”: Không nuôi thả rông gia cầm; Không mua, bán gia cầm bị bệnh; Không ăn thịt gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc; Không giấu dịch; Không vứt xác gia cầm bừa bãi.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập371
  • Hôm nay47,844
  • Tháng hiện tại823,122
  • Tổng lượt truy cập91,996,851
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây