Học tập đạo đức HCM

Cách phòng trừ chuột và sâu cuốn lá

Thứ bảy - 28/03/2015 02:41
Cả sâu cuốn lá lẫn chuột đều là những dịch hại phổ biến trên lúa, chúng có thể gây hại quanh năm.
 
Cách phòng trừ chuột và sâu cuốn lá

1. Sâu cuốn lá
Là sâu hại phổ biến trên vùng lúa thâm canh cao. Ở ĐBSCL sâu cuốn lá xuất hiện và gây hại quanh năm.
Vòng đời sâu cuốn lá khoảng 1 tháng, bướm có màu vàng phấn nhạt, cánh có dạng tam giác, trên cánh có hai sọc ngang, bướm đẻ trứng mặt trên lá gần gân chính, nhưng đậu mặt dưới lá.
Sâu non có 5 tuổi, gây hại bằng cách nhả tơ kết hai mép lá lại thành ống, sống và gây hại bên trong bằng cách cạp chất mô xanh có diệp lục tố, chỉ chừa lại lớp biểu bì, nên ruộng bị hại trông xơ xác nhìn từ xa thấy bạc trắng, ngoài ra vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh như bệnh cháy bìa lá, đốm sọc trong…
Thông thường ta chỉ tìm thấy 1 sâu trong 1 lá cuốn, khi gây hại xong, sâu di chuyển sang lá bên cạnh và tiếp tục gây hại. Thường 1 sâu cuốn lá gây hại từ 3 - 5 lá trong suốt vòng đời của nó.
Sâu hóa nhộng ngay bên trong lá cuốn, nhộng có màu nâu đậm. Sâu cuốn lá thường gây hại từ giai đoạn đẻ nhánh đến ngậm sữa, tuy nhiên phổ biến nhất là giai đoạn từ đòng - trổ.
Theo nhiều nghiên cứu, sâu cuốn lá gây hại sớm (trước 30 ngày sau cấy hay 40 ngày sau sạ) không làm giảm năng suất. Tuy nhiên giai đoạn đòng - trổ, nếu sâu cuốn lá xuất hiện với mật số cao, thì có thể làm giảm năng suất, trong trường hợp này cần thiết phải phun thuốc trừ sâu, tuy nhiên cần cân nhắc hiệu quả kinh tế.
Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ bờ, sạ cấy đồng loạt; Mật độ sạ cấy vừa phải; Bón cân đối hợp lý, không bón thừa đạm, bón đạm muộn; Thăm đồng thường xuyên để phát hiện và phòng trừ sớm khi bướm xuất hiện hay sâu còn non chưa gây hại lại dễ phòng trừ;
Nếu sâu cuốn lá xuất hiện với mật số quá cao nhất là vào lúc lúa giai đoạn đòng - trổ có khả năng hại đến năng suất thì phải phun thuốc ngay.
Cần chú ý để đạt hiệu quả nên phun sớm khi sâu còn tuổi nhỏ và nên luân phiên thuốc vì sâu cuốn lá hình thành tính kháng thuốc tương đối nhanh, các loại thuốc tham khảo: Sherzol EC, Sec Saigon 25EC, Comda gold 5WG, Comda 250EC… nên phun thuốc vào lúc sáng sớm (bướm ướt cánh, bay chậm) hay chiều mát.
2. Chuột
Chuột là dịch hại quan trọng trên lúa, gây hại quanh năm.
Trong vụ lúa, chuột thường gây hại vào giai đoạn đòng - trổ - chín. Chuột có khả năng sinh sản lớn và "tái lập dân số" rất nhanh. Chuột đẻ nhiều lứa trong năm, mỗi lứa có thể đẻ nhiều con, thành thục sinh lý nhanh.
Người ta tính 1 cặp chuột trong 1 năm có thể đẻ hàng ngàn con chuột. Chuột có tính đa nghi nên hay di chuyển trên đường mòn và thường nếm trước khi ăn, chuột không thể đi lùi, mắt không phân biệt được màu sắc, nhưng rất thính tai và thích thức ăn ướt.
Chuột làm tổ đẻ trong hang, bờ ruộng, hốc cây, bụi cỏ… Chuột có khả năng di cư, khi di chuyển thành từng đàn lớn. Thiên địch của chuột gồm chó, mèo, rắn, trăn, chim, một số vi khuẩn… và con người.
Phòng trừ chuột nên áp dụng biện pháp tổng hợp bao gồm: Sạ cấy đồng loạt; Vệ sinh đồng ruộng; Không để đất hoang hoá; Bẫy chuột; Đánh bả; Bảo vệ thiên địch; Giăng lưới nylon quanh bờ ruộng…
Cần chú ý quản lý chuột nên làm đồng loạt, đều khắp và làm sớm ngay từ đầu vụ. Về thuốc BVTV diệt chuột có thể đánh bả bằng thuốc cách trộn Zinphos 20% với mồi, đặt nơi cửa hang hay trên đường mòn chuột hay đi.
Theo: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập360
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm357
  • Hôm nay31,931
  • Tháng hiện tại210,498
  • Tổng lượt truy cập90,273,891
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây