Học tập đạo đức HCM

Cảnh báo nguy hiểm việc nở rộ các hạt giống lạ

Thứ tư - 29/07/2015 23:11
Theo các chuyên gia, việc chạy đua mua các hạt giống lạ của nhiều người dân lại có nguy cơ đưa các sinh vật ngoại lai du nhập vào Việt Nam.

Thời gian gần đây, trên thị trường tràn ngập các hạt giống lạ như bắp cải tí hon, cà rốt tí hon, ớt nhiều màu… Các loại giống cây này được ưa chuộng bởi chúng lạ, dễ trồng, năng suất cao và đặc biệt có thể vừa ăn vừa để làm cảnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc chạy theo sự mới lạ của một bộ phận người dân lại có nguy cơ đưa các sinh vật ngoại lai du nhập vào Việt Nam.

Vừa ăn vừa ngắm

Không cần phải ra thị trường, chỉ cần ngồi nhà với vài cái nhấp chuột là bạn đã có ngay thông tin về hàng loạt giống cây trồng nghe tên đã thấy lạ như bắp cải tí hon, ớt nhiều màu, củ cải khổng lồ, cà chua đen, dưa leo nhím, bí ngô đội mũ...

Cảnh báo nguy hiểm việc nở rộ các hạt giống lạ - 1

Trên rất nhiều trang web online rao bán ớt bi nhiều màu được quảng cáo có nguồn gốc từ Nga và có đặc điểm là nhiều quả, nhiều màu khác nhau vàng, đỏ, tím... trên cùng một cây. Loại hạt giống này có thể gieo trồng được bốn mùa, cây sinh trưởng tốt, ớt ra trái nhanh có vỏ bóng, ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nhiều người còn mua hạt giống ớt nhiều màu về để trồng làm cảnh bởi trông lạ, độc. Thậm chí theo quảng cáo, loại cây trồng này còn có ý nghĩa phong thủy.

Một loại giống cây khác đang khá “hot” là bắp cải tí hon. Cây này có thể trồng trong chậu, phù hợp với không gian eo hẹp của vùng đô thị. Điều thú vị ở bắp cải tí hon là các mầm rau mọc khá nhiều, dọc theo thân cây, tại mỗi cuống lá sẽ cho ra một quả bắp cải nhỏ, một cây có thể cho lượng rau khá nhiều (từ 100 - 150 bắp cải tí hon). Đặc biệt, bắp cải tí hon được quảng cáo có xuất xứ từ Hà Lan, vị ngọt, chứa nhiều chất dinh dưỡng. 

Ví dụ, bắp cải tí hon chứa selenium, ăn thường xuyên giúp phòng chống ung thư; tương tự mỗi 100g rau bắp cải tí hon tươi có chứa 4,9g protein, 0,4g chất béo, 8,3g carbohydrate. Bắp cải tí hon có thể chế biến món súp, salad, làm kim chi, xào, nấu canh... Ngoài ra, bắp cải còn có thể trồng để làm cây cảnh. 

Cà rốt tí hon cũng là loại hạt giống đang được nhiều chị em “săn lùng”. Theo quảng cáo, cà rốt tí hon có những đặc tính khá giống như các giống cà rốt thông thường nhưng kích thước của chúng nhỏ hơn rất nhiều lần. Một củ cà rốt tí hon trưởng thành thường chỉ nhỏ bằng một đốt ngón tay cái. Chính ưu điểm “tí hon” đã tạo ra sự đặc biệt cho loại cây này bởi do có kích thước tí hon nên ngoài việc trồng để ăn, loại giống cây này rất thích hợp trồng làm cảnh trong chậu để... ngắm.

 

 

Chưa qua kiểm định

GS.TS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam cho biết, về nguyên tắc, theo Pháp lệnh giống cây trồng, bất kể loại giống cây trồng nào khi bắt đầu đưa về Việt Nam phải được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn nghiên cứu, đánh giá có phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu, điều kiện thổ nhưỡng, điều kiện phát triển cây trồng... của Việt Nam hay không; có mang sâu bệnh lạ hay không;... Bước tiếp theo là đưa về các viện chuyên ngành để trồng thử nghiệm,  qua 1 – 2 vụ mới đánh giá kết quả, trước khi quyết định có cho trồng đại trà được hay không. Theo GS.TS Trần Đình Long, việc người dân tự mua hạt giống từ nước ngoài về trồng chưa qua kiểm định, chưa được sự cho phép  của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn là hành động tự phát, không thể kiểm soát được liệu cây trồng này có tốt hay không, hiệu quả phát triển thế nào, hoặc nó có tiềm ẩn nguy cơ gì đối với cây trồng bản địa.

GS.TS Nguyễn Kim Vũ, Khoa Công nghệ Sinh học – Môi trường, trường Đại học Phương Đông cũng cho rằng, người dân cũng cần ý thức việc đưa một giống mới lạ về Việt Nam phải tuân thủ đúng quy chế, phải được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho phép, để tránh nguy cơ tiềm ẩn, cạnh tranh với các loài sinh vật bản địa. Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo người dân khi mua các hạt giống cây rau củ siêu nhỏ có thể không phân biệt được giống bé tự nhiên hay do đột biến. Vì vậy, cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc hạt giống định mua, tốt nhất chỉ mua những hạt giống đã qua kiểm định của Nhà nước.

Theo ghi nhận của phóng viên, không chỉ có các giống cây rau củ mà hiện nay thị trường còn xuất hiện nhiều loại cây hoa, cỏ lạ, ví dụ như loại cỏ đổi màu được quảng cáo là nhập khẩu từ Nga. Cỏ đổi màu thuộc loại cây thân thảo, thường mọc thành bụi hình cầu trông rất đẹp. Lá có màu xanh tươi đầu tiên rồi dần dần chuyển thành màu đỏ. Loại cây này hay được trồng trong khuôn viên hoặc trồng trong chậu để trang trí nhà cửa.

Theo danviet.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập505
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại868,686
  • Tổng lượt truy cập92,042,415
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây