Học tập đạo đức HCM

Cánh đồng lớn, tư duy vẫn nhỏ

Thứ hai - 23/10/2017 07:52
Hiện nay, sản phẩm từ các cánh đồng lớn vẫn kém sức cạnh tranh với nông sản nhập khẩu, chưa đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu. Nguyên nhân chủ yếu là vì dù tham gia đầu tư sản xuất lớn, nhưng nông dân vẫn chưa thoát khỏi tư duy sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

Qua 3 năm triển khai thực hiện, toàn tỉnh hiện có 32 dự án cánh đồng lớn được chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có 14 dự án đã được UBND tỉnh phê duyệt với tổng diện tích trên 5.753 hécta với 4.952 hộ tham gia. Một số dự án đã cho thấy hiệu quả của chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ.

* Còn kém sức cạnh tranh

Công ty thương mại dịch vụ sản xuất và chăn nuôi Thanh Đức (huyện Xuân Lộc) là một trong những doanh nghiệp đầu tư hiệu quả dự án cánh đồng lớn cây lúa, cây bắp liên kết với chuỗi chăn nuôi gà đẻ trứng. Nhờ đầu tư máy móc hiện đại vào các khâu trồng trọt, chăn nuôi, doanh nghiệp đã giảm được chi phí sản xuất, đồng thời bao tiêu sản phẩm cho nông dân với mức cao hơn mặt bằng chung ngoài thị trường.

Tuy nhiên, theo ông Lâm Thanh Đức, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty thương mại dịch vụ sản xuất và chăn nuôi Thanh Đức: “Còn nhiều rào cản khiến sản xuất cánh đồng lớn vẫn nhỏ. Trong đó, khó khăn nhất vẫn là doanh nghiệp và nông dân chưa tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi. Cánh đồng lớn nhưng vẫn phân cách bởi quá nhiều bờ bao chia thửa nên việc sử dụng máy móc còn hạn chế. Theo đó, giá bắp doanh nghiệp bao tiêu cho nông dân vẫn cao hơn nhiều so với bắp nhập khẩu nên chưa có lợi thế cạnh tranh”.

Chỉ ra một khó khăn khác khi xây dựng cánh đồng lớn cho cây sầu riêng, bà Đặng Thị Thúy Nga, Giám đốc Hợp tác xã thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Định (huyện Xuân Lộc), chia sẻ: “Vụ thu hoạch vừa qua, đơn vị đã cung cấp được sản phẩm chôm chôm, sầu riêng vào kênh siêu thị. Hợp tác xã cũng kết nối với nhiều doanh nghiệp trong bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, vì giá sầu riêng biến động quá lớn, khi mặt hàng này sốt giá, nông dân sẵn sàng bán cho các thương lái bên ngoài. Hợp tác xã khó đảm bảo về sản lượng khi ký kết hợp đồng với doanh nghiệp nên đầu ra vẫn thả nổi theo thị trường”.

Liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân dễ dàng bị bẻ gãy; khó tiếp cận nguồn vốn ưu đãi; quy mô diện tích đất của các hộ nông dân tham gia dự án cánh đồng mẫu lớn còn nhỏ lẻ, xen canh nhiều giống cây trồng, hợp tác xã chưa phát huy hết vai trò cầu nối liên kết... là những rào cản không nhỏ trong xây dựng và tiếp tục mở rộng quy mô cánh đồng mẫu lớn.

* Chưa đáp ứng xuất khẩu

Đồng Nai không thiếu các mặt hàng nông sản có thế mạnh về xuất khẩu. Chỉ tính riêng dòng hàng trái cây, Đồng Nai có những sản phẩm chủ lực, như: chuối, xoài, bưởi, thanh long, chôm chôm... đang được thị trường xuất khẩu ưa chuộng. Tuy nhiên, xuất khẩu trái cây vẫn chưa là thế mạnh của tỉnh nhà.

Bà Trần Thị Châu Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nam Châu Sơn (TP.Biên Hòa), cho biết doanh nghiệp đã ký kết với hợp tác xã của Đồng Nai bao tiêu mặt hàng xoài xuất khẩu. Doanh nghiệp cũng đã xuất được 15 đơn hàng xoài xuất khẩu vào thị trường Nga và dự định mở rộng xuất khẩu trái cây đi Úc và nhiều thị trương khác.

Bà Châu Loan nhận xét: “Phía khách hàng có nhiều phản hồi không tốt về trái xoài xuất khẩu, như: mẫu mã chưa đẹp, tỷ lệ hao hụt lớn do chưa đảm bảo ở cả quy trình trồng, thu hoạch và bảo quản... Nông dân mình vẫn quen với cách nghĩ có gì bán nấy. Trong khi đó, muốn xuất khẩu được, nông dân phải nhìn vào thị trường, xác định rõ nông sản bán đi đâu để sản xuất phù hợp với yêu cầu của thị trường mình nhắm đến”.

Công ty TNHH Globe Farm Việt Nam, doanh nghiệp đang đầu tư 50 hécta chuối theo chuẩn GAP tại xã Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc). Doanh nghiệp đang có kế hoạch tiếp tục mở rộng diện tích cây trồng này để đáp ứng các đơn hàng xuất khẩu vào Nhật Bản và các nước khác.

Ông Son Young Wan, đại diện Công ty TNHH Globe Farm Việt Nam, cho hay: “Chúng tôi cũng đã thử xuất khẩu các mặt hàng trái cây khác của Đồng Nai, như: xoài, thanh long... nhưng khó tăng sản lượng vì sản phẩm chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu. Nông dân vẫn chưa có thói quen tuân thủ theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ mà doanh nghiệp đặt ra. Chính vì vậy, dù chúng tôi rất muốn hợp tác với nông dân mở rộng diện tích chuối xuất khẩu nhưng vẫn chọn hướng tự đầu tư. Tôi nghĩ cần thời gian để nông dân thay đổi thói quen sản xuất cũ thì doanh nghiệp mới tính đến việc hợp tác”.

Nguồn: http://www.baodongnai.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập126
  • Hôm nay0
  • Tháng hiện tại0
  • Tổng lượt truy cập92,383,795
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây