Học tập đạo đức HCM

Chăn nuôi phục vụ Tết: Vỗ béo trâu bò

Thứ bảy - 26/01/2013 08:18
Nuôi vỗ béo trâu bò ở An Giang phát triển rất sôi động. Đặc biệt những tháng cuối năm, lượng trâu bò (phần lớn là bò) được nhiều người vỗ béo tốt, tăng trọng lượng gấp 2 - 3 lần để đáp ứng thị trường Tết Nguyên đán.

Lãi nhanh

Nghề này vừa tận dụng được thời gian nhàn rỗi vừa tăng thêm thu nhập. Mặt khác, nuôi bò vỗ béo chỉ cần một thời gian ngắn, sau 3 - 4 tháng xuất chuồng là có thể lãi được khoảng 2 - 3 triệu đồng/con. Địa phương nào cũng có hộ nuôi rải rác, nhưng nuôi tập trung nhiều ở các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Phú, Chợ Mới... Chính từ nghề nuôi vỗ béo gia súc không những giúp họ xóa đói, giảm nghèo; mà còn giúp một số hộ nuôi lớn làm giàu.

Phong trào vỗ béo trâu, bò lúc đầu tự phát vài ba hộ ở các huyện miền núi, khu vực Bảy Núi. Nhưng do điều kiện và công việc giúp nông dân kiếm tiền cũng thuận lợi, nên nghề nuôi bò vỗ béo nhanh chóng lan rộng ra nhiều địa phương lân cận khác.

Theo Sở NN-PTNT An Giang, trong dịp Tết này, toàn tỉnh có khoảng 12.000 con trâu, bò được vỗ béo sẽ xuất bán. Đó là chưa kể một số người có điều kiện, kinh nghiệm đứng ra mở trại cung cấp con giống và làm thêm nghề lái bò.

Điển hình là hộ anh Trần Văn Đồng, ấp Mỹ Phú, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới. Anh cho biết: “Lúc trước, nhà tôi không có ruộng nên sống bằng nghề làm thuê, làm mướn cho người ta quanh năm. Khi có chút đỉnh tiền từ việc hỏi vay mượn được, tôi nuôi đôi bò từ lúc chúng còn nhỏ”.


Nghề nuôi bò vỗ béo bán Tết ở An Giang

Nhờ chịu khó học hỏi, bỏ công cắt cỏ, đi xin các loại phụ phẩm nông sản và không quản thời gian chăm sóc nên đôi bò của anh Đồng lớn mau trông thấy. Lấy ngắn nuôi dài, anh bán đôi bò đầu tiên, rồi nuôi dần lên 4 con, 6 con, 8 con… Nay tổng đàn bò của anh lên tới gần 30 con.

Anh Đồng nói: “Bây giờ tôi nuôi bò vỗ béo, chứ không có mua bò con đem về nuôi nữa, như vậy rút ngắn được thời gian. Trung bình một năm, nhà tôi cho xuất bán bò và trâu từ 4 - 5 lần, khoảng 20 con, kiếm khoảng 50 - 60 triệu đồng tiền lời”.

Còn hộ anh Trần Văn Đẳng ở xã An Cư, huyện Tịnh Biên cho biết: “Lúc đầu tôi cũng muốn nuôi bò, nhưng ngặt nhà không đất, lại thiếu tiền. May nhờ cha mẹ giúp đỡ mua được đôi bò đầu tiên; tôi nuôi và bán lời được bao nhiêu đem mua thêm con giống. Đến khi số lượng bò lên hàng chục con, tôi thuê 5.000 m2 đất trồng cỏ, trồng bắp, lá khoai lang để cho bò ăn. Cứ thế, số lời thu được bao nhiêu tôi đầu tư hết để phát triển đàn bò”.

Hiện đàn bò của anh Đẳng có trên 10 cặp, anh phải thuê 2 người phụ giúp việc cắt cỏ và chăm sóc. Nhờ nuôi bò vỗ béo mà gia đình anh thoát nghèo và trở nên khấm khá.  Anh đang mở rộng diện tích để mua 10 bò (cao 1 - 1,2m) từ Campuchia về nuôi vỗ béo trong vòng 1 - 2 tháng, bán vào dịp cuối năm hoặc các dịp lễ, Tết năm nay. Theo anh, vỗ béo trâu bò càng lâu, giá bán càng cao. Nhưng tạo được nhiều “vòng quay” hơn thì lãi cũng khá hơn.

Thu nhập ổn định

Ông Trần Văn Mì, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn:

“Phong trào nuôi bò vỗ béo xuất bán trong dịp Tết năm nay khoảng vài ngàn con đang chờ lái đến thu mua. Mô hình này hết sức có ý nghĩa với nông dân vì một mặt họ có thể tận dụng triệt để phụ phẩm nông nghiệp trước đây bỏ đi; mặt khác tạo điều kiện cho một số hộ không có hoặc ít ruộng đất có công ăn việc làm ổn định và có thu nhập thường xuyên hơn”.

Còn anh Chau Kim, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn lại mua trâu về nuôi vỗ béo để bán. Nuôi trâu tận dụng sức kéo cày trong mùa vụ; khi hết vụ có thể xuất bán cho lái. Ông Kim cho biết: “Khi ra ở riêng, tôi không có cục đất chọi chim. Từ những đồng tiền đi giữ trâu thuê cho người ta, tôi tích cóp được đủ mua 1 đôi trâu. Qua nhiều năm gây dựng đến nay tôi đã có một đàn trâu lên đến 20 con; trong đó 5 con trâu cái chuẩn bị đẻ”.

Thời điểm cuối năm, lượng trâu, bò tiêu thụ rất mạnh. Vì vậy, 10 tháng trước đây, tôi qua Campuchia mua 8 con trâu ốm (gầy) về để nuôi vỗ béo phục vụ Tết. Nuôi loại trâu này phải cực công chăm sóc, đưa đi ăn ngoài đồng; to béo là có thể xuất chuồng, bán được”.

Tính sơ bộ từ đầu năm đến nay, ông Kim đã cho xuất chuồng được 3 lứa trâu; cứ mỗi lứa lời vài chục triệu đồng. Còn lứa cuối năm nay, hứa hẹn cũng sẽ cho xuất bán đúng vào dịp 20 Tết ÂL.

Hầu hết con giống khi được mua về rất ốm yếu; nhưng sau hai, ba tháng chăm sóc trâu bò mập mạp, bộ lông mướt lên. Được biết, hầu hết số bò nuôi vỗ béo là giống bò da trắng được các "lái bò" lên tận Campuchia mang về bán lại cho người nuôi thu lãi khoảng 200.000 - 300.000 đồng/con. Tùy kích cỡ, lớn nhỏ, đực hay cái… mà có giá từ 10 - 12 triệu đồng/con. Qua quá trình vỗ béo vài ba tháng, người nuôi có thể bán lại, giá từ 14 - 17 triệu đồng/con. Nếu nuôi vỗ béo “khéo” từ 1 năm trở lên, giá bán có thể từ 25 - 32 triệu đồng/con.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập276
  • Hôm nay48,529
  • Tháng hiện tại1,216,214
  • Tổng lượt truy cập88,571,284
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây