Học tập đạo đức HCM

Chặt cao su trồng tiêu: Nên cẩn trọng

Thứ tư - 06/08/2014 20:59
Trước mắt vẫn nhìn thấy hiệu quả từ cây hồ tiêu. Nhưng sau 3 năm nữa, khi diện tích cây hồ tiêu trồng mới bắt đầu cho thu hoạch, sản lượng sẽ tăng mạnh vượt quá nhu cầu của thế giới, rủi ro về giá sẽ rất cao.

Mủ cao su giảm giá mạnh còn 2.000 - 3.000 đồng/kg, dưới giá thành sản xuất, dẫn đến tình trạng thời gian gần đây nông dân ở một số tỉnh tại khu vực miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên đã chặt bỏ cây cao su để chuyển sang trồng hồ tiêu và một số loại cây trồng khác.

Hơn 3.800ha cao su bị chặt

Theo Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT, diện tích cây cao su bị nông dân chặt bỏ trong 6 tháng đầu năm 2014 của cả nước khoảng 3.850ha. Trong đó, tỉnh Tây Ninh có số lượng cây cao su bị chặt bỏ lên tới gần 1.750ha, tập trung chủ yếu là những cây non, trồng sen canh với cây cà phê hay tiêu và vườn cây già cho năng suất thấp.

 


Được giá, nông dân Đắc Lắc đua nhau trồng hồ tiêu. 

 

Nhiều địa phương, cây cao su một thời là thế mạnh hiện cũng đang trong cảnh tương tự như: Tỉnh Bình Dương, 6 tháng đầu năm 2014 diện tích thanh lý cao su tại các hộ tiểu điền lên tới hơn 539ha (trong đó có 154ha chuyển đổi cây trồng khác); Đắc Nông là 181ha; Bà Rịa - Vũng Tàu hơn 1.000ha…

Tại hội nghị tổng kết thực trạng và giải pháp phát triển cây cao su do Bộ NNPTNT mới được tổ chức tại TPHCM, ông Phan Văn Đon - Phó GĐ Sở NNPTNT tỉnh Bình Phước, tỉnh có diện tích cây cao su đứng “top” đầu của khu vực miền Đông Nam Bộ - cho rằng, hiện tượng nông dân chặt bỏ cây caosu trong thời gian qua do tác động của giá mủ xuống thấp, trong lúc giá hồ tiêu lại tăng cao nên một số nhà vườn đã chuyển đổi cây trồng.

Theo Hiệp hội Cao su VN, giá mủ cao su đã xuống thấp từ năm 2013, đặc biệt 6 tháng đầu năm 2014 có khi giá xuống chỉ còn khoảng 36 triệu đồng/tấn, dưới mức giá thành. Trước tình trạng trên, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã đưa ra thông điệp, người dân không nên chặt bỏ cây cao su chuyển đổi sang loại cây trồng khác.

Áp lực lên ngành hồ tiêu

Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch Hiệp hội Tiêu VN (VPA) - chia sẻ, mặt hàng hồ tiêu xuất khẩu (XK) của VN những năm qua đã có bước tiến “ngoạn mục” cả về số lượng và chất lượng. Năm 2013, mặt hàng hồ tiêu XK đã mang về cho đất nước hơn 900 triệu USD.

Ngoạn mục hơn, mới 6 tháng đầu năm 2014, hồ tiêu của VN đã đạt 119.000 tấn, kim ngạch XK đạt hơn 819 triệu USD. Hiện hồ tiêu XK của VN đã vượt lên và đứng vai trò dẫn dắt thị trường thế giới, các nước XK hồ tiêu khác đã phải lấy giá bán của VN để tham khảo.

Người trồng hồ tiêu chỉ phải bỏ ra chi phí 1 - 1,2USD/kg, trong khi đó giá bán tiêu xô trên thị trường nội địa hiện nay đã khoảng 165.000 đồng/kg. Chi phí thấp lại thu về lợi nhuận quá cao nên diện tích cây hồ tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và các tỉnh khác trên cả nước đã không ngừng phát triển trong những năm gần đây.

Kế hoạch phát triển của Bộ NNPTNT từ nay đến năm 2020, tầm nhìn 2030 sẽ vào khoảng 50 ngàn hécta, nhưng theo khảo sát của VPA, diện tích trồng hồ tiêu trên cả nước hiện nay đã trên 56 ngàn hécta. Với diện tích đó, sản lượng hồ tiêu của VN mỗi năm sẽ đạt khoảng 150 ngàn tấn, bằng nửa số lượng tiêu thụ hồ tiêu của thế giới. Nhu cầu hồ tiêu của thế giới hiện nay từ 260 - 300 ngàn tấn/năm.

Khi chúng tôi đặt câu hỏi, hiện tượng người dân một số tỉnh đang chặt caosu chuyển đổi sang trồng cây hồ tiêu có làm ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển của cây hồ tiêu?

Ông Đỗ Hà Nam cho rằng, trước mắt vẫn nhìn thấy hiệu quả từ cây hồ tiêu. Nhưng sau 3 năm nữa, khi diện tích cây hồ tiêu trồng mới bắt đầu cho thu hoạch, sản lượng sẽ tăng mạnh vượt quá nhu cầu của thế giới, rủi ro về giá sẽ rất cao.

Ông Đỗ Hà Nam cũng đưa ra dẫn chứng về bài học đắt giá cho cây hồ tiêu đã từng xảy ra trước đây trên đất nước Brazil và Malaysia đã từng là các cường quốc XK hồ tiêu của thế giới. Nhưng do phát triển diện tích quá nhanh đã dẫn đến hậu quả làm vỡ thị trường.

Hiện nay, cây hồ tiêu của hai nước này đã được chính phủ của họ cho thu hẹp lại và sản phẩm tiêu XK của họ chỉ nhắm vào phân khúc cao cấp, không “đụng hàng” với hồ tiêu của VN.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập428
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại859,921
  • Tổng lượt truy cập92,033,650
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây