Học tập đạo đức HCM

Chủ động hạn chế thiệt hại trong xuất khẩu thủy sản

Chủ nhật - 12/05/2013 23:15
Việt Nam đứng thứ năm thế giới về xuất khẩu thủy sản nhưng lượng hàng bị trả về cũng nhiều, do không đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổn thất trung bình năm do các vụ từ chối nhập hàng thủy sản của Việt Nam lên tới 14 triệu USD.

Tổn thất nhiều

Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Việt Nam là 1 trong 3 nước đứng đầu về số vụ bị từ chối nhập khẩu cá và sản phẩm thủy sản (theo số liệu tuyệt đối) tại 4 thị trường lớn là EU, Mỹ, Nhật Bản và Australia, đồng thời là quốc gia có số vụ từ chối cao nhất so với giá trị hàng xuất khẩu thủy sản tại EU, Mỹ và Nhật Bản.

UNIDO và Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS - Anh) đã đưa ra những con số về tỷ lệ bị từ chối của các lô hàng thủy sản Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ... và cho rằng, tổn thất tài chính hằng năm do các vụ từ chối nhập hàng thủy sản của Việt Nam lên tới 14 triệu USD/năm. Lý do chính là dư lượng thuốc thú y (thị trường EU), điều kiện vệ sinh và nhãn mác (thị trường Mỹ), các chất ô nhiễm công nghiệp và dị vật (thị trường Nhật Bản), dư lượng thuốc thú y và nhãn mác (Australia). Trong số các mặt hàng nông nghiệp, cá và sản phẩm thủy sản từ năm 2006 đến 2010, tính trên 1 triệu USD tiền hàng nhập khẩu, Việt Nam đứng thứ hai (sau Trung Quốc) về tỷ lệ trung bình các sản phẩm thủy sản bị giữ lại. Tại thị trường Australia, Việt Nam đứng thứ 4, sau Indonesia, Ấn Độ và Trung Quốc về số vụ thủy sản bị trả về, gần 350 vụ. Thị trường Nhật Bản giai đoạn 2006 - 2010, Việt Nam đứng đầu các nước xuất khẩu về số vụ từ chối nhập khẩu sản phẩm thủy sản trên 1 triệu USD, với hơn 120 vụ. 

Nhiều lô hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu bị từ chối vì dư lượng kháng sinh - Ảnh: An Đăng

Cũng theo UNIDO, sở dĩ hàng bị trả về là do người nuôi không biết tiêu chuẩn là gì, nuôi cá tra thâm canh khiến dịch bệnh xảy ra nhiều hơn, áp dụng biện pháp phòng chữa bệnh nhiều hơn, nuôi tôm thâm canh cũng là tăng sử dụng kháng sinh. Trong khi đó, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) quy định thị trường ngày càng cao và nghiêm ngặt về ATTP, truy nguyên nguồn gốc, trách nhiệm môi trường và bảo vệ nguồn lợi, người tiêu dùng ngày càng yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm và thân thiện môi trường.

 

Tìm cách nào?

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản hằng năm của Việt Nam sang Mỹ, EU, Nhật Bản và Australia trung bình trong 6 năm (2006 - 2010) là 3,2 tỷ USD, con số tổn thất tài chính hằng năm của Việt Nam là 14 triệu USD chỉ chiếm khoảng 0,39% trong tổng giá trị nhập khẩu thủy sản. Hơn nữa, theo thống kê đến năm 2012, Việt Nam có 567 nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp đang đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm như HACCP, GMP, SSOP; 415 nhà máy đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU, tăng 398 nhà máy so với năm 1999; nhiều nhà máy, vùng nuôi đạt chứng nhận tự nguyện như GlobalGAP, ASC, BAP, BRC... Ngoài ra, trong năm 2012 Việt Nam có 103 trại nuôi cá tra với 2.805 ha được chứng nhận bởi những chứng nhận bền vững khác nhau, 50% nhà máy cá tra được chứng nhận GlobalGAP…

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó tổng thư ký VASEP cho rằng: Hàng đưa về có vô vàn lý do, có thể do các doanh nghiệp tự đem hàng về (không phải vì chất lượng không đạt chuẩn, có thể là hàng thủy sản xuất khẩu trong quá trình xuất đi nhập lại), đó là việc bình thường. UNIDO nhìn theo con số nhập của Hải quan, không chỉ đơn thuần là hàng trả về và tất cả đều phạm lỗi về VSATTP. Vấn đề ATTP hiện nay là chuyện bắt buộc tất cả các nước. Thực tế khi nước ngoài kiểm nghiệm, phát hiện, cảnh báo từ chối lô hàng xảy ra ở nhiều nước xuất khẩu, không chỉ có Việt Nam.

Tuy nhiên, khi tham gia hội nhập, các nhà xuất khẩu Việt Nam phải có những tương thích, cam kết bằng hành động cụ thể, chủ động hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài theo hướng tích cực, lúc đó sản xuất và xuất khẩu của nước ta mới duy trì tăng trưởng.

Ông Nam cho biết thêm: Ngày càng nhiều quy chuẩn áp dụng cho sản phẩm thủy sản, đây là vấn đề pháp lý gắn với ATTP. Các chứng nhận tự nguyện này đến từ hầu hết các nước nhập khẩu, đó không phải là vấn đề bắt buộc, mà là vấn đề thương mại, luật chơi, sân chơi. Khía cạnh sản xuất và tính bền vững, chúng ta cần có tiêu chuẩn gắn kết chặt những tiêu chí đó, có thể số lượng xuất khẩu ít đi nhưng được nhiều nhóm khách hàng khác nhau công nhận.

>> Theo UNIDO, Việt Nam là cần có dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và thông tin cho người sản xuất về việc thị trường liên tục thay đổi, nhất là tiêu chuẩn ATTP bắt buộc và tự nguyện. Người sản xuất cần sử dụng hợp lý thuốc và hóa chất.

Nguyễn Tuyết (thuysanvietnam.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập876
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại753,211
  • Tổng lượt truy cập93,130,875
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây