Học tập đạo đức HCM

Chuyển đổi cơ cấu SX thế nào là phù hợp?

Thứ năm - 18/04/2013 22:43
Làm thế nào gia tăng hiệu quả SX cho nông dân trên vùng đất lúa? ĐBSCL chuyển đổi cơ cấu SX như thế nào phù hợp? Điều kiện chuyển đổi ra sao? NNVN có cuộc trao đổi với TS Đặng Kiều Nhân, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Trường ĐH Cần Thơ xung quanh vấn đề này.

 

SX lúa gạo ở nước ta liên tiếp trúng mùa đạt sản lượng cao. Tuy nhiên thị trường XK gạo đang gặp cạnh tranh gay gắt, giá bán thấp. Có ý kiến đặt lại giả thiết vùng đất lúa ĐBSCL SX bao nhiêu là vừa? Theo ông làm thế nào tận dụng lợi thế đất đai để nông dân vùng này gia tăng thu nhập?

Thực hiện chiến lược an ninh lương thực Quốc gia của Chính phủ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, Bộ NN-PTNT định hướng ĐBSCL phải dành khoảng 1,75 triệu ha đất để trồng lúa, với diện tích gieo trồng hàng năm 3,5 triệu ha cho mục tiêu đạt sản lượng là 23 triệu tấn lúa/năm.

Theo số liệu thống kê năm 2012, diện tích lúa của cả ĐBSCL khoảng 1,8 triệu ha với diện tích gieo trồng khoảng 4 triệu ha, đạt sản lượng 23 triệu tấn. Điều này cho thấy trong tương lai định hướng diện tích đất lúa giảm đi một chút nhưng vẫn duy trì sản lượng, có nghĩa là mức độ thâm canh lúa sẽ gia tăng.

Do vậy, vừa qua theo một đề tài nghiên cứu về an ninh lương thực cho Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam điều phối, trong đó có Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL tham gia cùng với các viện nghiên cứu nông nghiệp trong nước.

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy ở ĐBSCL chỉ dành khoảng 1,5 triệu ha với diện tích gieo trồng khoảng 3,2 ha, nếu canh tác lúa chất lượng cao thì hàng năm vẫn còn dư khoảng 3 triệu tấn gạo để XK. Không nhất thiết phải canh tác lúa 3 vụ, có thể làm 2 vụ lúa chất lượng cao ăn chắc hoặc luân canh 2 vụ lúa với hoa màu lương thực thích hợp hoặc thủy sản để năng giá trị gạo XK.

Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL cho thấy lợi tức và hiệu quả đầu tư SX lúa của nông dân ĐBSCL chỉ tăng lên khi giá lúa thị trường tăng, thâm canh bằng cách tăng vụ và tăng đầu tư vật tư làm giảm hiệu quả đầu tư, đặc biệt ở vụ xuân hè (lúa 3 vụ) hoặc hè thu (lúa 2 vụ).

ĐBSCL có nhiều vùng sinh thái khác nhau, điều kiện của từng vùng có thể áp dụng mô hình SX luân canh lúa-màu, lúa-cá, lúa-tôm... thay cho độc canh cây lúa?

Điều kiện các vùng sinh thái ở ĐBSCL có thể áp dụng các mô hình SX tùy theo điều kiện thích nghi. Luân canh lúa-tôm chứng minh hiệu quả. Tuy nhiên với mô hình nuôi tôm càng xanh nên thực hiện có tổ chức. May mắn là tôm càng xanh có thị trường tiêu thụ.

Đối với mô hình lúa-cá, nuôi cá tuy đạt năng suất cao, thành công, nhưng đòi hỏi điều kiện chế biến bảo quản sau thu hoạch và dịch vụ hỗ trợ nếu mở rộng diện tích SX lớn. Với mô hình lúa-màu, trồng màu lương thực cho thấy phù hợp. Trồng màu thực phẩm khó gia tăng sản lượng do phụ thuộc yếu tố đầu ra. Lợi ích trồng màu phát triển nhu cầu sử dụng lao động nông thôn tăng gấp 4 lần so trồng lúa. Song, cây màu lương thực như bắp, đậu nành, mè…còn tùy theo vùng đất thích nghi. Vùng xa sông cái, đất sét, thiếu nguồn nước khó trồng màu.

Hàng năm nước ta nhập khẩu bắp, đậu nành một lượng lớn về chế biến thức ăn gia súc, thuỷ sản. Vùng đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp hay Vĩnh Long, Cần Thơ từng trồng bắp lai, đậu nành tươi tốt, vì lý do gì diện tích vẫn không tăng lên được, cách nào khắc phục?

Có thể nhận thấy rằng sản phẩm nông sản gắn chặt với đầu ra, khâu cuối cùng tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm đặt yêu cầu tiêu chuẩn như thế nào nông dân phải SX đáp ứng. Cây màu thực phẩm nhu cầu tiêu thụ nội địa nhỏ lẻ, cung vừa đủ cầu, giá thị trường lại không ổn định. Nếu mở rộng diện tích lớn mà không gắn với công nghiệp chế biến sẽ khó có thể thực hiện được.

Khác với trước đây trồng để ăn, hiện nay Nhà nước có chủ trương đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Nông dân trồng để bán, tăng thu nhập. Do vậy làm thế nào tổ chức SX lo cho cộng đồng nông dân từng nhóm làm cùng một công việc và sau đó có sự tương tác giữa các nhóm nông dân sẽ tốt hơn.

Ví như nông dân chuyên trồng bắp, đậu nành tạo thêm công việc cho công nhân chế biến sản phẩm thức ăn gia súc, cung cấp thức ăn chăn nuôi cho nhóm nông dân chăn nuôi tại địa phương. Bên cạnh đó cần có chiến lược phát triển ngành công nghiệp chế biến, tạo ra nhiều sản phẩm chế biến từ gạo, bắp, đậu… đa dạng gia tăng giá trị cũng như định hướng thay đổi thói quen tiêu dùng.

Nếu vẽ bản đồ phân bố cây trồng thích nghi theo từng tiểu vùng, hệ thống canh tác nông nghiệp trong mô hình luân canh cần yểm trợ kỹ thuật SX ra sao? Có cần nhắm vào thay giống mới hoặc thay giống nên theo hướng nào để thành công?

Hiện nay chuyển đổi cây trồng cần tính tới yếu tố thị trường tiêu thụ, điều kiện cơ sở hạ tầng tùy theo từng vùng SX. Ở vùng đầu nguồn sông Cửu Long gần như không có sự phân bố loại cây trồng. Riêng ở vùng hạ lưu, nghiên cứu vùng đất có khả năng bị nhiễm mặn trong tương lai, đến năm 2040 ĐBSCL có diện tích nhiễm mặn khoảng 40.000 - 50.000 ha.

Nhưng đáng lo hơn là các nước ở thượng nguồn sông Mê Kông đang có kế hoạch sử dụng nước làm thủy điện, nước tưới cây trồng. Vì vậy nước về vùng hạ lưu sẽ ít đi. Trong bối cảnh đó cộng thêm tác động khô hạn với tần suất 7 năm/lần, vùng đất nhiễm mặn có thể tăng lên 500.000 ha.

Vấn đề đặt ra nếu thực hiện xây dựng những công trình lớn, đóng tất cả các cửa sông có thể duy trì đất SX và sản lượng lúa, nhưng thu nhập nông dân sẽ giảm xuống vì canh tác lúa thâm canh. Do vậy duy trì vùng đất phù sa ở khu vực đầu nguồn SX lúa, giữ an ninh lương thực sẽ tốt hơn vùng hạ lưu ven biển.

Hệ thống canh tác mới chưa có, chỉ cải tiến hệ thống canh tác nông dân hiện có. Tuy nhiên gần đây để hỗ trợ sinh kế, đời sống nông dân khá lên đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, các nhà khoa học nghiên về xu hướng cải thiện từng bước hệ thống canh tác, cải thiện tài nguyên thiên nhiên hơn là nhắm vào yếu tố giống cây trồng. Song, luân canh lúa-màu cần đẩy mạnh cơ giới hóa, SX quy mô lớn, giảm chi phí và nâng khả năng cạnh tranh nông phẩm; gắn sản phẩm nông dân làm ra với thị trường tiêu thụ, kênh phân phối hợp lý.

Xin cảm ơn ông!

Theo nongnghiep.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập441
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm440
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại838,881
  • Tổng lượt truy cập92,012,610
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây