Việc tăng sản lượng cây trồng không chỉ trông đợi vào tăng diện tích canh tác mà phải có các biện pháp kỹ thuật toàn diện để khai thác được tối đa tiềm năng năng suất của giống, hướng tới mục tiêu cải thiện thu nhập cho người nông dân.
Với các giống bắp lai hiện đang được cung cấp trên thị trường, năng suất tiềm năng có thể đạt tới 10 - 12 tấn/ha, thậm chí 14 tấn/ha. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế, người nông dân chỉ đạt 7 - 8 tấn/ha, thậm chí còn thấp hơn; đồng nghĩa với việc 30 - 50% năng suất tiềm năng còn lại của giống đang bị lãng phí.
Làm thế nào để khai thác tối đa tiềm năng của giống, mang lại lợi ích nhiều hơn cho bà con? Đó không chỉ là vấn đề được sự quan tâm của người nông dân mà còn là câu hỏi đặt ra cho các nhà khoa học cũng như các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp.
Xuất phát từ cơ sở đó, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai đã phối hợp với Cty Syngenta Việt Nam xây dựng mô hình trồng bắp năng suất cao “Đầu tư đúng - Trúng mùa ngô” (Start Right), nhằm đánh giá hiệu quả và chuyển giao những giải pháp tiên tiến cho người trồng bắp trong vùng.
Tại các huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Xuân Lộc, Cẩm Mỹ (Đồng Nai), vụ hè thu vừa qua một loạt mô hình được thực hiện với giống NK67 và NK7328 (hai giống bắp lai đang được nông dân rất ưa chuộng) trên cơ sở so sánh với ruộng canh tác theo tập quán SX tại địa phương.
Kết quả cho thấy, việc chọn giống phù hợp, trồng đúng mật độ được khuyến cáo; xử lý hạt giống với Cruiser Plus trước khi gieo giúp kiểm soát hiệu quả côn trùng gây hại ở giai đoạn cây con và bộ rễ phát triển khỏe hơn; bón phân cân đối và quản lý cỏ dại hiệu quả; phòng trừ sâu bệnh hại với Amistar Top và Virtako đã giúp ruộng bắp sinh trưởng phát triển tốt, sạch bệnh, trái to, đều, màu hạt đẹp, cho năng suất cao và chất lượng tốt.
So sánh với ruộng canh tác theo tập quán phổ biến của người dân trong tỉnh, năng suất ruộng áp dụng giải pháp cao hơn từ 10,7 - 12,6%, tương đương với gần 1 tấn/ha, với giá bán hiện nay thì phần lợi nhuận tăng thêm sau khi trừ chi phí đạt từ 3,2 - 3,8 triệu đồng.
Hiện tại, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có diện tích trồng bắp lớn nhất nhưng sản lượng lại thấp nhất trên thế giới, trong đó năng suất bắp trung bình của Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ khi chỉ đạt con số 4,3 tấn/ha. Đây chính là những trăn trở của các nhà quản lý nông nghiệp Việt Nam mà Syngenta đang rất tâm huyết hợp tác với hệ thống khuyến nông các tỉnh để chuyển giao những giải pháp công nghệ đến tận tay hàng triệu nông dân Việt Nam nhằm mang đến cho họ những trải nghiệm mới trong việc trồng bắp, giúp họ tối ưu hóa tiềm năng năng suất của giống và nâng cao giá trị gia tăng của cây bắp. |
Rõ ràng, nếu được nhân rộng trên diện tích canh tác bắp của toàn khu vực một cách đồng bộ thì hiệu quả kinh tế từ giải pháp “Đầu tư đúng - Trúng mùa ngô” này là rất lớn.
Tham quan mô hình, hàng trăm nông dân ở Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đã đi từ ngỡ ngàng này đến ngạc nhiên khác khi biết rằng họ có thể đạt tới 14 tấn/ha nếu được áp dụng quy trình thâm canh phù hợp, một con số kỷ lục mà trước nay chẳng ai dám mơ đến.
“Không ngờ áp dụng giải pháp kỹ thuật tổng hợp của Syngenta lại cho hiệu quả cao đến như vậy! Mô hình bắp vụ đông xuân này (2013) đạt năng suất tới 14 tấn/ha đã làm chúng tôi và người nông dân thực hiện đều ngạc nhiên”, chị Trần Thị Thiên Hương, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết. Rõ ràng là, chỉ có giống tốt thôi thì chưa đủ mà còn phải áp dụng đúng kỹ thuật canh tác thì mới bắt giống cho ra được năng suất cao.
Đánh giá về giải pháp này, cả người dân và đại diện Trung tâm Khuyến nông hai tỉnh đều cho rằng đây là cách làm tiên tiến cần được nhân rộng để nâng cao hiệu quả trong SX bắp tại địa phương.
“Đầu tư đúng - Trúng mùa ngô” là chương trình thâm canh tổng hợp cho cây bắp do Syngenta nghiên cứu và phát triển, bao gồm từ khâu chuẩn bị đầu vụ cho đến khi thu hoạch phù hợp với điều kiện từng vùng sinh thái, nhằm tạo điều kiện cho ruộng bắp sinh trưởng và phát triển tối ưu để cho năng suất và hiệu quả cao nhất.
Được biết, ngay sau khi được giới thiệu tại Việt Nam, trong năm 2013, chương trình này đã được trình diễn tại hơn 30 mô hình trên chính những mảnh ruộng của nông dân tại khắp các vùng trồng ngô trong cả nước.
Song song với đó, Syngenta đã xây dựng “Trung tâm huấn luyện chuyển giao kỹ thuật canh tác cây bắp” đầu tiên tại khu vực Đông Nam bộ trong vụ đông xuân 2014 nhằm chuyển giao cho bà con nông dân từng bước trong những giải pháp tích hợp này. Được sự ủng hộ mạnh mẽ của Trung tâm Khuyến nông các tỉnh, tính đến nay đã có hàng chục điểm chuyển giao kỹ thuật được nhân rộng trên toàn quốc, giúp hàng ngàn nông dân được tiếp cận với cách thức canh tác tiên tiến này.
TUỆ PHƯƠNG
Theo: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;