Học tập đạo đức HCM

Cũng một con đường

Thứ tư - 17/10/2012 20:04
Tôi hết sức ngạc nhiên về sự đóng góp “sức người, sức của” lớn chưa từng thấy của nông dân Thái Bình trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM).
Sau hơn 3 năm xây dựng NTM, tính đến hết năm 2011, chỉ riêng  xây dựng kết cấu hạ tầng dân toàn tỉnh Thái Bình đã đóng góp tới 882, 89 tỉ đồng (chiếm 25,16% tổng kinh phí). Điển hình như tổ dân cư số 5 của thôn An Thọ, xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, có tiếng là “xóm nghèo” nhất xã. Vậy mà làm con đường NTM 400m dài, bề ngang 6m, đổ bêtông dày 16cm, hai bên có cống thoát nước chìm, chi phí hết hơn 1 tỉ đồng; dự kiến ngân sách của tỉnh chỉ hỗ trợ được khoảng 30% làm phần nền, còn lại phải huy động từ nhân dân. Tưởng khó. Nhưng không! Ngay sau hội nghị thông báo, nhân dân đồng tình đóng góp ngay với tinh thần “ai có đất góp đất, ai có tiền góp tiền, ai có công góp công...”, kể cả phần hỗ trợ của trên do kinh phí chưa kịp “rót” về, bà con cũng ứng ra trước.  

Tôi hỏi ông Trần Văn Quân - Trưởng thôn An Thọ - bí quyết để huy động được sức dân. Ông bảo “dễ ợt, cứ công khai, bàn bạc kỹ với dân là được”.  

Tìm hiểu tôi mới biết cách làm của xã Thanh Tân là nói rõ làm đường dân được hưởng lợi gì và công khai với họ toàn bộ chi phí, đồng thời giao cho họ tự quản lý, tự mua vật liêu, tự thi công theo thiết kế chung của xã. Phải chăng chính vì sự công khai, minh bạch đó mà tổ dân cư số 5 của thôn An Thọ đã tự nguyện hiến toàn bộ 432m2 đất cổng; 562m2 đất giậu; 11 cổng; 6 gian nhà phụ... để mở đường?  

Nghe ông Trưởng thôn An Thọ nói tôi lại nhớ có xã ở tỉnh nọ. Một ngày bỗng dưng nhân dân thấy thợ về làm đường. Hỏi đường gì? Cán bộ bảo “đường nông thôn mới”. Con đường đang làm thì bỗng dưng dừng thi công. Hỏi sao? Cán bộ bảo “đang chờ kinh phí của trên...”. Hay như 771 tỉ 066 triệu đồng kinh phí xây dựng NTM ở 19 xã điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội (tính đến 30.6.2011) cũng chủ yếu lấy từ vốn ngân sách, còn dân đóng góp chỉ đạt 3,5%!  

Chị Lương Thị Kim Oanh - Phó  ban Tuyên giáo Huyện ủy huyện Kiến Xương - nói với tôi:  “Ngay ở Thái Bình, bên cạnh những nơi nhân dân tự nguyện đóng góp công của để xây dựng NTM như tổ dân cư số 5, nhưng lại cũng cá biệt có thôn nhân dân chưa phải đã sẵn sàng đóng góp, mà nguyên nhân là do lãnh đạo, chính quyền xã chưa công khai, chưa minh bạch cho dân biết các công trình xây dựng”.

Tôi hỏi khó công khai vì sao? Chị Oanh bảo:  “Vì khó kiếm chác”. 

Ra thế, cũng một con đường, nhưng mỗi nơi nhận được sự đóng góp của dân một khác.

Huy Thiêm
Báo Lao Động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập202
  • Hôm nay28,195
  • Tháng hiện tại869,396
  • Tổng lượt truy cập93,247,060
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây