Học tập đạo đức HCM

ĐIỀU TIẾT SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CÚC

Thứ năm - 12/01/2012 21:33
Hoa Cúc là loại cây hoa ngày ngắn, sự phân hoá và phát dục của hoa được tác động dưới tác dụng đồng thời của quang chu kì và nhiệt độ. Trong quá trình sinh trưởng, phát dục, dưới tác dụng phối hợp của độ dài chiếu sáng trong ngày và nhiệt độ ở mức độ nhất định mới có thể ra hoa, trong đó độ dài chiếu sáng là yếu tố quan trọng hơn, yêu cầu khắc khe hơn.
1. Ảnh hưởng của ánh sáng:Giống hoa Cúc dưới ánh sáng dài ngày không thể ra hoa được, hoặc những nụ mới được phân hoá thành cũng dừng lại tạo thành hình đầu lá liễu. Chỉ trong điều kiện ngày ngắn đêm dài mới có thể phân hoá hoa và tiếp tục tạo thành hoa. Giữa các giống khác nhau lúc bắt đầu phân hoá mầm hoa và sự sinh trưởng phát dục của hoa yêu cầu  độ dài chiếu sáng cũng khác nhau. Vì vậy trong trồng trọt cần nắm vững phản ứng của các giống Cúc với độ dài chiếu sáng của từng giống để xác định thời vụ trồng, thời gian ngắt ngọn và biện pháp khắc phục cho phù hợp.
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ:
Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến sự phân hoá và phát dục của hoa mà còn ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của nụ. Nụ đã được phân hoá gặp nhiệt độ thấp quá trình sinh trưởng sẽ bị chậm nên hoa cũng nở muộn.
Tuỳ vào phản ứng của các giống Cúc mà người ta chia làm 3 loại:
a.Giống không mẫn cảm với nhiệt độ:
 Nhiệt độ biến động từ 10 – 270C ảnh hưởng rất nhẹ tới sự ra hoa, ở nhiệt độ > 270C thì hoa nở nhanh. Đây là các giống có thể trồng quanh năm được  như vàng Đài Loan, CN93.
b.Giống phản ứng thuận lợi với nhiệt độ:
Nhiệt độ dưới 15,50C không nở thành hoa được. Ở nhiệt độ thấp mầm hoa có thể phân hoá, nhưng nụ hoa ngừng lại không phát dục. Các giống này không nên trồng muộn trong vụ đông. Tuy nhiên nếu đảm bảo được điều kiện nhiệt độ thích hợp cũng có thể trồng để cung cấp hoa quanh name.
c. giống phản ứng phụ với nhiệt độ:
 Nhiệt độ > 300C thì ức chế sự ra hoa, dưới 120C làm cho hoa nở chậm nhưng không ức chế sự ra hoa. Các giống Cúc đông chỉ thích hợp trồng trong điều kiện nhiệt độ ban đêm, được khống chế ở nhiệt độ >15,50C hoặc thấp hơn một chút. Không nên trồng những giống này vào mùa hè hoặc những vùng có nhiệt độ cao.
II.CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU KHIỂN SỰ SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN NỞ HOA CỦA CÚC:
 1. Tỉa nụ:
Nếu chỉ cần giữ lại 1 hoa chính trên cây thì phải ngắt bổ toàn bộ số nụ ở phía dưới. Tỉa nụ cần làm kịp thời. Tỉa qua sớm thì khó làm và dễ làm tổn thương nụ chính. Tỉa qua muộn thì cuống chính nhỏ do bị tiêu hao dinh dưỡng nhiều, ảnh hưởng đến phẩm chất và độ mỹ quan của hoa sau này. Thời gian tỉa tốt nhất là khi cuống nụ bắt đầu dài ra từ 1 – 1,5cm, các nụ hơi tách nhau ra và đường kính nụ khoảng 0,5cm.
Cách làm: một tay nắm chặt cành, ngón trỏ tay kia đè lấy nụ nay nghiêng về một bên làm cho nụ rụng. Tỉa thưa nụ thường làm từ dưới lên. Nếu các nụ phía trên xếp gần nhau thì làm 2 lần cách nhau 1 – 2 ngày.
Sauk hi ra nụ thì nụ non sinh trưởng rất nhanh nên việc tỉa nụ phải làm rất tập trung, ngày nào cũng phải đi kiểm tra và ngắt kịp thời. Tốt nhất là tỉa vào buổi sáng sớm mỗi ngày.
2.nâng hoa:
Là biện pháp nâng các hoa ở phía dưới hoặc các hoa bị rũ xuống lên cho đều. Đây là biện pháp kĩ thuật không thể thiếu được. Đối với giống hoa nhỏ dùng dây chỉ đỡ hoa lên, phải làm sớm để tránh tổn hại hoa. Trước hết là buộc những cành và hoa rũ xuống trên những cọc cắm, cũng có thể tạo thành hình cầu cuộn bằng các vòng thép có đường kính từ 9 – 12cm. Với những giống hoa to cuống nhỏ tạo thành vòng từ 15 – 21cm, những giống cánh to, ngắn thì không cần nâng. Những giống có hình tự nhiên đẹp cũng không cần nâng.
3.khống chế chiều cao:
Tuỳ theo các mục đích sử dụng khác nhau mà yêu cầu độ cao của cây cũng khác nhau, vì vậy khống chế chiều cao cây cũng là một biện pháp kĩ thuật không thể thiếu đối với hoa Cúc. Chiều cao cây do yếu tố di truyền của giống và điều kiện thâm canh chăm sóc quyết định. Giống thấp cây nhất chỉ cao khoảng 20 – 30cm, giống cao nhất có thể cao trên 3m. Thời gian sinh trưởng dài, ngắn ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao cây. Trong thời gian sinh trưởng dinh dưỡng với điều kiện thích hợp mỗi tuần có thể tăng 2 – 4 đốt, với giống sinh trưởng nhanh có thể dài thêm 6 – 13cm. Vì vậy điều chỉnh thời gian cắm cành, thời vụ trồng rút ngắn độ dài thời ki sinh trưởng dinh dưỡng là biện pháp khống chế chiều cao đơn giản, nhanh nhạy nhất. Ngoài ra ánh sáng, nhiệt độ, nước, phân bón cũng ảnh hưởng đến chiều cao cây.
Hiện nay người ta đã dùng chất diều tiết sinh trưởng để khống chế chiều cao cây vừa đơn giản vừa có hiệu quả.
+ Sử dụng chất điều tiết sinh trưởng GA3 để tăng chiều cao cây.
+ Sử dụng chất điều tiết để giảm chiều cao cây: CCC, Mydrin, Mét, B9, kích tố hoa Cúc (Cúc tạng tố – ADOPB).
+ Sử dụng chất điều tiết sinh trưởng để làm ngắn cuống hoa.
4. Biện pháp làm tăng đường kính hoa:
Độ lớn của hoa là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng hoa Cúc. Trong trồng trọt người ta thường dùng các biện pháp tăng cường bón phân, tưới nước, phun phân qua lá, phun chất kích thích sinh trưởng, biện pháp ghép… để làm tăng đường kính hoa. Có thể dùng biện pháp kéo dài độ chiếu sáng trong ngày sau khi mầm hoa đã phân hoá để tăng đường kính hoa. Sau khi xử lí chiếu sáng ngày ngắn 35 ngày để cho mầm hoa phân hoá, khi đã có nụ và sau khi tỉa bớt nụ, đặt cây trong điều kiện chiếu sáng ngày dài cho đến khi hoa nở. Điều này có thể làm cho rất nhiều giống tăng đường kính hoa.
Hoa Cúc đong vào tháng 1 tháng 2 thường là hoa nhỏ và số cánh hoa ( của giống hoa cánh kép) giảm, tâm hoa bị lộ ra. Lợi dụng điều kiện trồng trong nhà che ni lông có thể dùng phương pháp chiếu sáng ngày dài, chiếu sáng gián đoạn sẽ làm tăng được số cánh hoa trên 50%, nâng cao được phẩm chất hoa. Đặc bịet là với các giống Cúc chi co nguồn gốc Hà Lan.
Cách làm: Bổ sung chiếu sáng trước 22 ngày đối với những cay định xử lí chiếu sáng ngày dài bổ sung, sau đó xử lí ngày ngắn cho tới lúc ra hoa. Hết thời gian chiếu sáng ngày ngắn lại chiếu sáng ngày dài 12 ngày. Làm như vậy thời gian ra hoa sẽ kéo dài 7 – 10 ngày và độ lớn, phẩm chất hoa tốt hơn rất nhiều. Chú ý khi xử lí cần khống chế nhiệt độ ban đêm là 15 – 250C.
5.Điều chỉnh sự ra hoa:
+ Điều chỉnh thời gian ra hoa bằng hoá chất và nhiệt độ.
+Khống chế quang chu kì.
Theo Agriviet
 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập665
  • Hôm nay62,710
  • Tháng hiện tại722,037
  • Tổng lượt truy cập93,099,701
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây