Học tập đạo đức HCM

Danh sách những nông sản bị cảnh báo không được nhập khẩu vào Mỹ

Chủ nhật - 09/07/2017 06:24
Danh sách cảnh báo nhập khẩu (Import alert) do FDA liệt kê là những sản phẩm không được phép nhập khẩu vào nước Mỹ, do vi phạm quy định về an toàn thực phẩm có khả năng gây nguy hiểm cho người tiêu dùng Mỹ.

Những sản phẩm bị đưa vào danh sách này sẽ bị cơ quan xuất nhập cảnh ngăn chặn mà không cần thực hiện các biện pháp kiểm tra. FDA phân loại các trường hợp cảnh báo theo nhóm sản phẩm hay theo nguyên nhân (tức loại vi pham).

 danh sach nhung nong san bi canh bao khong duoc nhap khau vao my hinh anh 1

Một hướng dẫn nhập khẩu trái cây vào Mỹ.

Theo cập nhật của TGTT, tính đến ngày 3.7.2017 về  các cảnh báo của FDA đối với doanh nghiệp Việt Nam: có 32 lệnh cảnh báo với 530 trường hợp. Lệnh cảnh báo thứ 32 là về ghi nhãn sản phẩm sai, cụ thể không ghi rõ thành phần, tỷ lệ của từng thành phần, v.v. Doanh nghiệp, bạn đọc có thể tra cứu tại đường link này: https://www.accessdata.fda.gov/cms_ia/countrylist.html.

Câu trả lời khái quát đầu tiên từ chính FDA. Khi bị FDA đưa vào diện bị cảnh báo, cần làm gì?

– Nhà nhập khẩu của Mỹ phải trình các chứng cứ cho FDA thấy rằng sản phẩm không vi phạm để chuyến hàng có thể được giải phóng. Quy trình này sẽ được lặp lại cho tất cả các chuyến hàng tiếp theo khi “cảnh báo nhập khẩu” vẫn còn hiệu lực.

– Sau khi nhận được cảnh báo,  doanh nghiệp cần nhanh chóng cung cấp đầy đủ bằng chứng cho FDA thấy rằng sản phẩm không còn rủi ro về an toàn thực phẩm nữa, hoặc trưng ra đầy đủ bằng chứng đảm bảo rằng những vấn đề mà FDA cảnh báo đã được thay đổi, ngăn ngừa, nhờ đó mà một loạt các chuyến hàng tiếp theo cũng không có vi phạm, tối thiểu phải đến 15 – 20 chuyến hàng thì cảnh báo nhập khẩu mới được gỡ xuống.

– Chú ý sai phạm về ghi nhãn hàng. Các doanh nghiệp cần chú ý ghi rõ trên nhãn hàng đầy đủ thông tin về thành phần, danh sách nguyên liệu, những chất béo chuyển vị và chất gây dị ứng có trong sản phẩm, và dĩ nhiên phải cung cấp đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, về quốc gia xuất xứ của sản phẩm, cũng như thông tin đầy đủ về nhà nhập khẩu ở Mỹ...

Số báo kế tiếp, TGTT sẽ phân tích một trường hợp bị cảnh báo cụ thể của một doanh nghiệp thực phẩm ở TP.HCM và các đề nghị xử lý của chuyên gia.    

 danh sach nhung nong san bi canh bao khong duoc nhap khau vao my hinh anh 2

Theo Ngân Giang – Minh Trí (Thế Giới Tiếp Thị)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập287
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm285
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại875,941
  • Tổng lượt truy cập92,049,670
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây