Học tập đạo đức HCM

Đẩy nhanh dồn điền đổi thửa: Mấu chốt để quy hoạch sản xuất

Thứ sáu - 31/08/2012 03:54
Sở NN&PTNT Hà Nội vừa phối hợp với UBND các huyện, thị xã rà soát, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2016 - 2020. Để triển khai có hiệu quả quy hoạch này, các huyện, thị xã đang tích cực đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa (DĐĐT).
Nhiều vùng sản xuất hàng hóa

Theo kết quả rà soát, hầu hết các huyện, thị xã đều quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng hàng hóa như lúa, rau, cây ăn quả, hoa, chăn nuôi, thủy sản... được căn cứ vào thế mạnh riêng. Theo dự kiến, diện tích vùng rau an toàn tập trung của thành phố tăng từ 4.484ha hiện nay lên 7.400ha vào năm 2016, trải rộng ở 21 quận, huyện, thị xã. Những huyện có diện tích rau an toàn lớn là Mê Linh 1.080ha, Chương Mỹ 594ha,  Đông Anh 425ha, Phúc Thọ 632ha...

Về sản xuất lúa, hiện nay vùng lúa chất lượng cao tập trung của thành phố đạt 14.415ha. Dự kiến đến năm 2016, diện tích này sẽ tăng lên 32.200ha, tập trung ở 16 huyện như Sóc Sơn (6.400ha), Chương Mỹ (2.100ha), Thanh Oai (2.500ha), Phú Xuyên (3.700ha)... Các huyện cũng bước đầu quy hoạch vùng cây ăn quả tập trung đến năm 2016 đạt trên 4.000ha, tăng 1.500ha so với hiện nay; vùng sản xuất chè tập trung đạt 2.600ha, tăng gần 600ha so với hiện nay. Trong đó, cây chè chủ yếu phát triển tại 4 huyện trọng điểm là Ba Vì, Sóc Sơn, Quốc Oai và Thạch Thất.
 

Cùng với trồng trọt, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa còn xác định các vùng chăn nuôi tập trung, xa khu dân cư. Trong đó, dự kiến đến năm 2016, vùng chăn nuôi lợn tập trung của thành phố đạt khoảng 334.000 con, tăng 130.000 con so với hiện nay; vùng chăn nuôi gia cầm tập trung đạt 3,2 triệu con, tăng 0,5 triệu con so với hiện nay... Theo đánh giá của Sở NN&PTNT TP, kết quả rà soát vừa qua phù hợp với các quy hoạch, đề án, chương trình sản xuất nông nghiệp đã được UBND TP phê duyệt và quy hoạch nông thôn mới tại địa phương.

Đẩy nhanh tiến độ

Để xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là làm tốt công tác DĐĐT. Ông Nguyễn Việt Liên, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ cho biết, huyện đang chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, tập trung DĐĐT. Trong đó, thành lập các đội công tác xuống từng xã để tháo gỡ khó khăn và giao cho mỗi đồng chí Ủy viên Thường vụ Huyện ủy phụ trách 2 xã. Dự kiến, tổng nhu cầu vốn xây dựng nông thôn mới, DĐĐT, xây dựng giao thông, thủy lợi nội đồng của huyện trong năm 2012 ước đạt khoảng 200 tỷ đồng.

Tương tự, thị xã Sơn Tây cũng xác định công tác DĐĐT là nhiệm vụ mấu chốt để quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, góp phần xây dựng nông thôn mới. Hiện toàn thị xã có hơn 1.200ha diện tích đất nông nghiệp có khả năng DĐĐT, chiếm 26,2% tổng diện tích đất nông nghiệp. Ông Hà Văn Đông, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây cho biết, với địa hình vùng đồi gò, ruộng bậc thang, chủ yếu là ruộng nhỏ dưới 1 sào, công tác DĐĐT gặp khá nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, thị xã đã phân công mỗi đồng chí Thường vụ phụ trách công tác DĐĐT của 1 xã, phường. "Với những địa phương nêu khó mà không làm DĐĐT, chúng tôi đã yêu cầu tìm biện pháp tháo gỡ" - ông Đông nhấn mạnh.

Cùng với đẩy nhanh tiến độ DĐĐT, nhiều huyện, thị xã kiến nghị mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa. Đơn cử, huyện Mỹ Đức đề xuất bổ sung quy hoạch vùng ngô hàng hóa vào vụ Đông, huyện Từ Liêm kiến nghị mở rộng quy hoạch vùng hoa Tây Tựu đạt 200ha (tăng 50ha so với dự kiến) để tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT TP Hoàng Thanh Vân, hiện nay sản xuất nông nghiệp đã giải quyết việc làm cho trên 50% lao động trong toàn thành phố. Việc quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa không chỉ giúp tạo thêm nhiều việc làm mà còn góp phần tạo đà tăng trưởng cho ngành nông nghiệp Thủ đô.
 
Theo tiêu chí đề ra trong giai đoạn 2016 - 2020, quy mô vùng sản xuất tập trung với cây rau đạt 20ha, cây ăn quả 50ha, chè 20ha, lúa chất lượng cao 100ha, đậu tương Đông 200ha, hoa 20ha. Về chăn nuôi, vùng sản xuất tập trung xa khu dân cư đạt 1.000 con bò thịt, 500 bò sữa, 10.000 con lợn, 30.000 con gia cầm trở lên...
 
Thiện Quang
Nguồn:http://www.ktdt.com.vn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập316
  • Hôm nay38,522
  • Tháng hiện tại773,816
  • Tổng lượt truy cập88,128,886
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây