Học tập đạo đức HCM

Để mỗi nông dân là một hướng dẫn viên du lịch

Thứ sáu - 11/05/2018 23:26
Thời gian gần đây, nhiều tỉnh, thành phố như An Giang, Lâm Đồng, Quảng Nam, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang… đã triển khai các hoạt động nhằm thúc đẩy loại hình Du lịch nông nghiệp. Mô hình kinh tế mới này không chỉ góp phần nâng cao đời sống người dân mà còn có tác dụng thay đổi cơ bản diện mạo của nông thôn.
Làng rau Trà Quế (TP. Hội An, Quảng Nam) từ vài năm gần đây đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn. Mỗi ngày, làng rau này đều đón hàng trăm du khách đến tham quan, tìm hiểu về nghề trồng rau độc đáo, đã tồn tại từ hàng trăm năm qua.
 
Đặc biệt, nhiều du khách nước ngoài lấy làm ngạc nhiên, thú vị khi chứng kiến cảnh canh tác, chăm sóc vườn rau của những “nông dân đô thị”. Và càng thú vị hơn khi chính họ được trực tiếp xuống ruộng để cày cuốc, chăm bón rau.
2.jpg
Du khách được trực tiếp xuống ruộng để cày cuốc, chăm bón rau
Lâm Đồng, xứ sở của hoa và rau, cũng trở thành điểm du lịch nông nghiệp nổi tiếng. Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Lâm Đồng, việc khai thác chính tài nguyên nông nghiệp sẵn có để tạo ra những sản phẩm mới phục vụ du lịch sẽ là một trong những giải pháp giúp các nông trại, nhà vườn có thêm nguồn thu nhập, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, tạo sức hút cho du lịch và quảng bá được sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.
 
Bên cạnh các mô hình làng hoa, trang trại nông nghiệp được nhiều du khách biết đến trước đây: Làng hoa Thái Phiên, Hà Đông, Vạn Thành; Hợp tác xã rau Tân Tiến, Xuân Hương... các mô hình du lịch nông nghiệp sau khi được thẩm định và công nhận cũng đã hoạt động hiệu quả và thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan như: Trang trại Rau và Hoa, Du lịch canh nông Green Box, Cầu Đất Farm...
 
Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, An Giang là một trong những địa phương đi đầu trong việc phát triển mô hình du lịch nông nghiệp. Gần đây, tỉnh đã ra mắt Ban điều hành “Dự án thành lập Trung tâm Du lịch nông dân tỉnh An Giang”, tổ chức tập huấn lập kế hoạch dự án cho các thành viên, hướng dẫn xây dựng các kế hoạch phát triển mạng lưới điểm đến du lịch nông dân; phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp theo mô hình du lịch cộng đồng; đào tạo nhân lực để mỗi nông dân có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch tiềm năng...
 
Ông Tôn Thất Đính (ngụ ấp Mỹ An 2, xã Mỹ Hòa Hưng, TP Long Xuyên, An Giang), một trong những hộ gia đình tham gia mô hình du lịch nông nghiệp đầu tiên của tỉnh, chia sẻ: “Kinh doanh du lịch nông nghiệp có nhiều cái hay, trong đó cái hay lớn nhất là vừa tiếp tục gắn bó với nghề nông, vừa có thể học hỏi văn hóa, phong tục, tập quán của du khách và tăng thêm thu nhập cho gia đình. Kinh doanh du lịch là cả nhà cùng làm, cả địa phương cùng hưởng”.
 
Tỉnh Bạc Liêu cũng là nơi có nhiều tiềm năng, với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như: Vườn nhãn cổ, vườn chim Lập Điền (huyện Đông Hải), vườn chim Phong Thạnh Tây (thị xã Giá Rai), vườn chim huyện Phước Long...
 
Bên cạnh đó, các vùng sinh thái rừng phòng hộ ven biển; trang trại nuôi trồng của các hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp; làng nghề làm nông cụ Ngan Dừa (huyện Hồng Dân), làng nghề đan đát Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long), làng nghề chế biến thủy sản thị trấn Gành Hào, làng nghề truyền thống muối Kinh Tư - Long Điền Tây (huyện Đông Hải)... góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng cho du lịch nông thôn, đang được tỉnh định hướng đầu tư phát triển.
 
Tiềm năng có nhiều nhưng...
Du lịch nông nghiệp là một loại hình du lịch tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ du khách chủ yếu dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiện nay, thế giới có nhiều khái niệm về du lịch nông nghiệp nhưng luôn bao gồm 4 nội dung chính: Kết hợp giữa du lịch và nông nghiệp; thu hút du khách đến tham quan các hoạt động liên quan đến nông nghiệp; mục đích tăng thu nhập cho người nông dân; đem đến cho du khách cơ hội thư giãn, giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông.
 
Điểm đặc biệt của du lịch nông nghiệp chính là sự kết hợp giữa các giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa truyền thống tại khu vực nông thôn. Việc phát triển du lịch nông nghiệp góp phần bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể cũng như các ngành nghề truyền thống.
 
Với khoảng 70% dân số sinh sống ở nông thôn, trong đó phần lớn tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp, định hướng phát triển du lịch nông nghiệp có thể coi là giải pháp để khai thác tiềm năng to lớn, rộng khắp.
lang-rau-tra-que-1-anh-rehahn.jpg
TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, có thể coi là nơi “tiên phong” phát triển loại hình du lịch nông nghiệp. Tuy nhiên, ngay tại nơi này mọi chuyện vẫn chưa hẳn đã ổn. Theo đánh giá của những nông dân tổ chức du lịch, mặc dù đã thu hút được số lượng du khách khá lớn trong vài năm gần đây, nhưng việc khai thác tài nguyên nhà vườn vào du lịch chủ yếu mang tính tự phát, chưa có kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch cụ thể, thiếu sự liên kết và đồng bộ.
 
Bên cạnh đó, dù có được nguồn nhân lực dồi dào, nhưng chủ yếu chỉ rành rẽ nghề làm nông, còn với vai trò là “hướng dẫn viên du lịch”, thì số người có thể đảm nhiệm được chỉ đếm trên đầu ngón tay.
 
Ngoài ra, cơ sở vật chất tại các nhà vườn hầu như chỉ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chưa đầy đủ và chuẩn hóa để phục vụ cho du lịch, bao gồm: Khu trưng bày sản phẩm, khu vực để xe, khu vực tiếp đón, nhà vệ sinh đạt chuẩn... các hoạt động trải nghiệm, diễn ra tại nhà vườn cũng còn hạn chế.
 
Còn ở An Giang, việc xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp chủ yếu tận dụng lợi thế sẵn có về địa lý, con người, thắng cảnh, phong tục tập quán của bà con nông dân. Tuy nhiên, chính những người trực tiếp tổ chức và tham gia kinh doanh loại hình này cũng thừa nhận: Con người chuyên nghiệp phục vụ cho nông nghiệp hầu như không có. Vậy nên, địa phương mở hướng bằng phương cách thành lập Tổ hợp tác du lịch nông nghiệp để bà con vừa làm, vừa học.
 
Nhiều chuyên gia du lịch đánh giá, hiện các sản phẩm du lịch nông nghiệp chất lượng cao để phục vụ du khách chưa nhiều. Một số sản phẩm mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản. Chi tiêu của khách đối với sản phẩm du lịch nông nghiệp chủ yếu mua vé tham quan, ăn uống, phòng ở... nên nguồn thu chưa cao.
 
Để đưa du lịch nông nghiệp trở thành một ngành kinh tế phát triển bền vững cần phải có quy hoạch sản xuất phù hợp, lâu dài, tổ chức quản lý sản xuất theo chuỗi giá trị và liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
 
“Giữa du lịch và nông nghiệp cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn, đồng thời phải có những người biết dựa trên những giá trị khác biệt và nổi bật của nông nghiệp để tạo các sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp mang tính đặc thù, hấp dẫn...”, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, nhận định.
 

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập223
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại189,818
  • Tổng lượt truy cập90,253,211
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây