Học tập đạo đức HCM

Đệm lót sinh học - hướng đi mới cho chăn nuôi

Chủ nhật - 23/03/2014 21:46
Trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn, một môi trường không mùi hôi, không ruồi muỗi, không cần dọn chất thải và không phải tắm, hạn chế dịch bệnh cho đàn lợn trong quá trình nuôi là một điều mà khi nói ra ít ai tin. Nhưng có chứng kiến tận mắt mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học của anh Trần Xuân Bính, xóm Đoài Duyệt, xã Vượng Lộc thì điều tưởng chừng không thể đã trở thành hiện thực. Mô hình đã được dự án “Áp dụng chuỗi giá trị nhằm cải thiện sinh kế nông thôn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và thiên tai tại Can Lộc, Hà Tĩnh” – VM038/SRD giới thiệu và Trung tâm ứng dụng KHKT&BVCTVN huyện Can Lộc là đơn vị chuyển giao vào cuối năm 2012.
 
anh Phan Văn Thắng cán bộ Trung tâm ứng dụng KHKT&BVCTVN huyện Can Lộc tại mô hình

anh Phan Văn Thắng cán bộ Trung tâm ứng dụng KHKT&BVCTVN huyện Can Lộc tại mô hình

Không chỉ riêng hộ anh Trần Xuân Bính, hộ cùng thôn, anh Trần Minh Cánh cũng đang thực hiện rất tốt mô hình này. Anh Cánh vui vẻ chia sẻ “Với diện tích chuồng khoảng 25 m2, xây hầm Biogas hết khoảng 17 triệu đồng, nhưng với mô hình đệm lót sinh học thì gia đình anh chỉ hết 4,5 triệu đồng. Trước đây lợn con vào mùa lạnh thì thường hay bị tiêu chảy, nhưng sau khi sử dụng mô hình đệm lót sinh học thì không còn có hiện tượng này nữa và đàn lợn nhanh lớn hơn”.
          Phương pháp chăn nuôi trên đệm lót lên men (hay đệm lót sinh học) là phương pháp nuôi dưỡng vật nuôi trên nền chuồng có sử dụng trấu, mùn cưa và có chứa một quần thể các vi sinh vật có thể tồn tại cùng nhau, có khả năng phân giải chất hữu cơ và ức chế các vi sinh vật có hại gây bệnh. Đồng thời, có tác dụng lên men tiêu hủy phân, nước tiểu làm giảm các khí độc và mùi hôi trong chuồng, tạo môi trường trong sạch, không ô nhiễm, ít ruồi muỗi cũng như sinh vật gây hại. Đây là mô hình rất phù hợp cho những gia đình sống trong khu dân cư đông đúc muốn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm khi chúng ta xét về lợi ích trên ba khía cạnh.
Lợi ích về môi trường: Giảm được 85 – 90% mùi hôi thối từ phân thải của vật nuôi; Gần như không có ruồi muỗi; Tạo được nguồn phân bón hữu cơ có ích cho cây trồng, tốt cho đất, bón thay được cho phân hóa học. Đặc biệt về mùa đông tránh rét được cho lợn, lợn nhanh lớn và hạn chế được bệnh dịch. Tạo môi trường sống tốt hơn cho con người khi muốn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trong khu dân cư.
Lợi ích về kinh tế: Giá thành xây dựng chuồng trại rẻ hơn so với sử dụng chuồng nuôi và biogas; Tiết kiệm được công lao động, thay vì dọn chuồng 2 lần một ngày thì chỉ cần 2-3 ngày vào đảo một lần; Tiết kiệm được điện, nước rửa chuồng hàng ngày; Sử dụng làm phân bón thay vì mua phân hóa học; Trong chăn nuôi vịt đẻ, trứng sạch không bị dính phân nên khi bán giá thành cao hơn.
Lợi ích về xã hội: Thông thường ở nông thôn một số hộ nuôi lợn hay gà theo kiểu nông hộ trong khu vực đông dân cư, dẫn đến mùi hôi thối gây mất đoàn kết xóm làng.
Với những lợi ích nêu trên đã được người dân trong địa bàn ba xã dự án Khánh Lộc, Vượng Lộc và Vĩnh Lộc tin tưởng áp dụng. Cuối năm 2012 dự án VM038/SRD giới thiệu mô hình này có 5 hộ dân mạnh dạn áp dụng thí điểm, cuối năm 2013 số hộ dân đã tự học hỏi và áp dụng trong chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà, vịt, ngan lên đến 180 hộ.
Mô hình chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học nếu được nhân rộng tại các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn, nhất là khu đông dân cư, sẽ có tác dụng thiết thực bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người chăn nuôi và cộng đồng, giảm giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.
Với ưu điểm “4 không”: không mùi hôi, không khí độc, không cần dọn chất thải và không phải tắm cho đàn lợn trong quá trình nuôi, phương pháp chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học đã mở ra hướng đi mới cho chăn nuôi phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
 
Phan Thắng
Trung tâm ứng dụng KHKT&BVCTVN huyện Can Lộc
Nguồn: canloc.gov.vn

 Tags: chăn nuôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập589
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại862,429
  • Tổng lượt truy cập92,036,158
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây