Học tập đạo đức HCM

Dịch vụ tự phát mùa gặt và tai nạn bất ngờ

Thứ hai - 18/06/2012 05:15
Các tỉnh miền Bắc đang thu hoạch lúa xuân hè. Tại nhiều vùng quê, dịch vụ gặt, tuốt lúa và xay xát lúa được thực hiện liên hoàn. Tuy nhiên, nhiều chủ máy chủ quan, không sử dụng bảo hộ lao động nên rất dễ bị tai nạn lao động.

Dịch vụ phổ biến mùa gặt

Tại Hải Phòng, thời điểm này lúa chín chưa đều nên phần nào thu hoạch được là chủ ruộng gặt trước. Tuy nhiên, hiện nay ít người tuốt lúa thủ công mà chủ yếu dùng máy. Các hộ khi gặt xong đều thuê người có máy tuốt đến ruộng hoặc nhà để tuốt lúa với số tiền công dao động từ 50.000 - 80.000 đồng/sào (tuỳ từng địa phương).

Máy tuốt lúa hoạt động phố biến ở nhiều vùng nông thôn Hải Phòng.

Ông Đỗ Văn Chỉ - chủ máy tuốt lúa ở đội 9, thôn Hoàng Mai, xã Đồng Thái, huyện An Dương cho biết: “Bây giờ nhu cầu tuốt lúa khá nhiều nên năm vừa rồi tôi đầu tư hơn 10 triệu đồng mua máy. Những ngày gặt rộ, tôi rất nhiều việc Nhiều hôm, con gái tôi tranh thủ lúc nghỉ hè cũng phải đi theo để phụ việc". Sau mỗi đợt khoảng 7-10 ngày, trừ chi phí các khoản xăng dầu, bảo dưỡng máy móc, ông Chỉ cũng thu được từ 7-8 triệu đồng.

Là một chủ máy xay xát gạo nhưng khi bà con có nhu cầu, anh Phạm Văn Thìn (thôn Quỷnh Cả, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, Bắc Giang) đã mua máy tuốt về và đi tuốt lúa thuê. Anh cho biết: “Tôi làm nghề xay xát gạo đã chục năm nay, việc đứng máy hầu như do tôi đảm nhận, bởi công việc vất vả. Giờ làm thêm cả việc tuốt lúa thuê nên càng bận và vất vả".

Nói về thu nhập, anh Thìn so sánh: “Nếu một người lao động bình thường ngày công chỉ được 100.000 đồng, thì mua máy tuốt lúa, máy xay xát về làm, công tăng gấp 4 - 5 lần trong mùa gặt".

Trên địa bàn huyện Lục Nam, một máy tuốt lúa có giá bán 17 triệu đồng, thường 1 gia đình đứng ra mua rồi làm thuê cho cả xóm hoặc 5-7 gia đình góp vốn vào mua và sản xuất. Cứ đến vụ gặt, để đạt năng suất tuốt cao thì phải đảm bảo có 3 người đứng máy.

Tại Thái Bình, hiện nay công gặt lúa khoảng 150.000 đồng/sào, công tuốt lúa khoảng 70.000 đồng/sào nên đã xuất hiện nhiều đội thợ chuyên gặt và tuốt lúa thuê. Anh Bùi Hữu Nam (ở Quỳnh Phụ)- chủ máy gặt đập liên hợp cho biết: "Nhu cầu mùa gặt này là rất lớn, chúng tôi phải lên lịch đi làm cho phù hợp, tránh lúa quá chín, gây hư hao cho chủ ruộng".

Nhiều tai nạn bất ngờ

Tuy là dịch vụ phổ biến, nhưng điều đáng nói là rất ít chủ máy được tập huấn về an toàn lao động. Như anh Phạm Văn Thìn đã từng bị máy tuốt lúa nghiến vào tay. Anh bày tỏ: "Công cao nhưng đổi lại là sự vất vả và rủi ro lại cao. Khi mua máy, tôi không được hướng dẫn kỹ về sử dụng, khi sử dụng lại không chú ý đến an toàn nên tôi đã bị máy cuốn dập một ngón tay. Bệnh viện huyện không nối được nên đành rút khớp để không ảnh hưởng đến các ngón khác”.

Thực tế ở xã Hồng Thái (huyện An Dương, Hải Phòng) cũng đã từng xảy ra nhiều vụ tai nạn với máy tuốt lúa. Ông Đỗ Văn Chỉ kể trường hợp anh Tần điều khiển máy tuốt lúa tròng tình trạng say rượu và không mang đồ bảo hộ nên tay bị cuốn vào máy, phải đi cấp cứu.

Ngoài ra, tai nạn liên quan tới hạt lúa bắn vào mắt, vào mũi rất nhiều. Tự ý thức về an toàn, trong lúc lao động, bao giờ ông Chỉ cũng mang giày, mặc quần áo dài và dày, đầu đội mũ, tay đeo găng và đeo kính đế bảo vệ mắt. Tuy nhiên, ông vẫn bị ngứa, kích ứng da...

Còn tại khu vực Đồng Tâm, phường Đồng Hòa, quận Kiến An, Hải Phòng cũng mới xảy ra một tai nạn liên quan tới máy tuốt lúa: Ông Lê Khắc Nam mặc dù có đồ bảo hộ lao động nhưng sơ suất trong thao tác nên bị đầu máy nghiến giập một bàn tay.

Trao đổi với phóng viên Báo NTNN về vấn đề an toàn lao động mùa gặt, bà Đồng Thị Đắt - Chủ tịch Hội Nông dân phường Đồng Hòa, cho biết: "Người điều khiển máy tuốt lúa cần đến mũ, kính, khẩu trang, găng tay, giày và quần áo bảo hộ để tránh nắng nóng gay gắt, tránh chấn thương mắt và ngứa, nhặm... Tuy nhiên, do chủ quan, không tìm hiểu nên ít chủ máy để ý tới điều này".

Ông Phạm Xuân Lương - Chủ tịch Hội Nông dân TP.Hải Phòng thừa nhận: Hiện trên địa bàn Hải Phòng, tỷ lệ nông dân chiếm 60% dân số nên nhu cầu sử dụng máy nông cụ, cụ thể là máy tuốt lúa khá phổ biến. Thực tế, người có máy chủ yếu làm tự phát, tự hỏi và truyền đạt cho nhau cách sử dụng. Hội Nông dân thành phố cũng chưa được tiếp cận với chương trình tập huấn về an toàn lao động cho nông dân.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập194
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại874,017
  • Tổng lượt truy cập92,047,746
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây