Học tập đạo đức HCM

Dự báo sâu bệnh tuần từ 19-25/5

Thứ hai - 19/05/2014 20:28
Tại các tỉnh phía nam, rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 5 - trưởng thành và trong những ngày tới rầy nâu sẽ phát tán và mật độ tăng cao trên lúa HT.
 
Dự báo sâu bệnh tuần từ 19-25/5
Nguy cơ rầy nâu di trú lan truyền bệnh cho lúa HT là rất lớn


1. Các tỉnh phía Bắc

a) Trên lúa

- Rầy lứa 3 tiếp tục nở và gia tăng mật độ trên diện rộng trên lúa giai đoạn lúa sau trỗ bông - ngậm sữa, gây cháy rầy cục bộ trên lúa giai đoạn chắc xanh - chín. Cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ và phòng chống ở nơi có mật độ cao. Những diện tích lúa đã chín, thực hiện phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nhất là những diện tích bị nhiễm rầy nặng.

- Chuột: Tiếp tục phát sinh và gây hại gia tăng trên lúa đòng. Cần tổ chức chỉ đạo và thực hiện đồng loạt ra quân diệt chuột.

- Bệnh khô vằn: Tiếp tục phát sinh gây hại gia tăng trên trà lúa đòng - trỗ bông, cần tiếp tục theo dõi và phòng chống ở nơi có tỷ lệ bệnh cao.

- Ngoài ra, cần theo dõi và phòng chống sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân bướm 2 chấm trên trà lúa cực muộn.

b) Trên mía

Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía lưu gốc tại Nghệ An. Cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ nguồn bệnh và thay thế những diện tích mía đã lưu gốc nhiều năm.

2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên

a) Trên lúa

- Sâu đục thân 2 chấm, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, rầy nâu, rầy lưng trắng... rải rác hại nhẹ trên lúa ĐX muộn chín, lúa XH giai đoạn đẻ nhánh - đứng cái

- Bọ trĩ, sâu keo... phát sinh hại chủ yếu lúa HT giai đoạn mạ - đẻ nhánh.

- Chuột: Hại nhẹ chủ yếu trên lúa XH giai đoạn đẻ nhánh và giống gieo lúa HT sớm.

b) Trên cây trồng khác

- Bệnh gỉ sắt, bệnh khô cành, rệp... tiếp tục hại phổ biến trên cà phê ở Tây Nguyên.

- Tuyến trùng rễ, bệnh vàng lá, thối rễ, rệp sáp gốc, bệnh thán thư... hại tiêu chủ yếu ở Tây Nguyên giai đoạn chắc quả - thu hoạch.

3. Các tỉnh phía Nam

- Rầy nâu trên đồng phổ biến tuổi 5 - trưởng thành và trong những ngày tới rầy nâu sẽ phát tán và mật độ tăng cao trên lúa HT chính vụ giai đoạn lúa đẻ nhánh - đòng trỗ, do lúa HT sớm đang thu hoạch.

Hiện, bệnh VL - LXL đang xuất hiện trở lại tại tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang vì vậy nguy cơ rầy nâu di trú lan truyền bệnh cho lúa HT là rất lớn. Các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến rầy nâu vào đèn để chỉ đạo xuống giống HT né rầy.

Đồng thời, vệ sinh đồng ruộng, cày ải đảm bảo thời gian cách ly nguồn bệnh, áp dụng canh tác lúa “3 giảm 3 tăng”, quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), công nghệ sinh thái. Theo dõi trên trà lúa trỗ - chín và phòng chống kịp thời ở những diện tích có mật độ cao.

- Bệnh đạo ôn: Thời tiết đang chuẩn bị bước vào mùa mưa, xen kẽ những đợt nắng nóng thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh phát triển trên trà lúa giai đoạn đẻ nhánh đến đòng trỗ, đặc biệt trên những ruộng gieo sạ giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm. Bà con nông dân nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện bệnh sớm để có biện pháp quản lý kịp thời, hiệu quả.

- Ngoài ra cũng cần lưu ý đến các đối tượng như bọ trĩ, rầy phấn trắng trên lúa giai đoạn mạ - đẻ nhánh nhất là trên những ruộng khô thiếu nước. Chú ý chuột gây hại những ruộng mới gieo sạ. Cần phát động nông dân hưởng ứng phong trào diệt chuột.

CỤC BVTV

KHUYẾN CÁO

Trên lúa

Rầy nâu phun Applaud 10WP (1,5 - 2 kg/ha); Wellof 3GR (12 kg/ha). Trường hợp áp lực rầy cao kết hợp rải Wellof 3GR và phun Hopsan 75EC hay Hoppecin 50EC.

Sâu cuốn lá nhỏ phun Mimic 20SC; Wellof 330EC; Altach 5EC bướm rộ 5 - 7 ngày. Phun bộ HAI BB giai đoạn đẻ nhánh (Beam 75WP (100 gr) + Bony 4SL (250 ml)) phòng trị bệnh đạo ôn lá và bệnh cháy bìa lá (bạc lá) do vi khuẩn.

Bệnh đạo ôn (lá, thân, cổ bông) phun Beam 75WP khi bệnh chớm xuất hiện, trước trổ 3 - 5 ngày và sau trổ đều. Bệnh lem lép hạt phun Aviso 350SC trước trổ 3 - 5 ngày và sau khi trổ đều.

Trên cây trồng khác

Cây chè: Bọ cánh tơ phun Takare 2EC, Nouvo 3,6EC sáng sớm khi cánh còn ướt. Nhện đỏ phun Takare 2EC. Rầy xanh phun Applaud 10WP.

Cà phê: Bệnh thán thư (khô cành, khô quả) phun Carbenda supper 50SC hoặc Manozeb 80WP khi bệnh chớm xuất hiện. Bệnh gỉ sắt phun Nicozol 12,5WP phun đều 2 mặt lá khi bệnh mới xuất hiện, bệnh nặng phun lập lại cách nhau 7 - 10 ngày.

H.A.I

Nguồn: nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập194
  • Hôm nay27,727
  • Tháng hiện tại803,005
  • Tổng lượt truy cập91,976,734
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây