Học tập đạo đức HCM

Đường dây “nóng”: Giảm tình trạng đánh bắt, khai thác hủy diệt!

Thứ sáu - 23/10/2015 03:55
Trước thực trạng các tàu cá ngoại tỉnh vi phạm quy định về khai thác hải sản gây bức xúc cho bà con ngư dân, tỉnh đã thành lập đường dây “nóng” với sự hỗ trợ của dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD). Đường dây “nóng” đã phát huy hiệu quả, góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ ở Hà Tĩnh.
 
Đường dây “nóng”: Giảm tình trạng đánh bắt, khai thác hủy diệt!
Qua đường dây nóng, lực lực chức năng tiến hành kiểm tra và xử lý các tàu cá vi phạm.

Những năm gần đây, tình trạng tàu cá khai thác hải sản trái quy định, sử dụng phương tiện hủy diệt nguồn lợi hải sản ven bờ diễn ra hết sức phức tạp trên địa bàn tỉnh. Theo khảo sát của ngành chức năng, các tàu dã cào đôi chủ yếu từ các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ngãi... hoạt động sai vùng biển theo quy định trên địa bàn các địa phương khoảng 600 lần/năm, phá hoại ngư trường và làm thiệt hại ngư cụ của bà con ngư dân hàng năm bình quân từ 40-60 triệu đồng. Ngoài ra, các tàu còn sử dụng chất nổ khai thác hải sản bằng nghề te, mỗi năm khoảng 200 lượt. Hầu hết các địa phương vùng bãi ngang ven biển đều “đau đầu” trước tình trạng này mà không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã thành lập tổ công tác triển khai thực hiện “đường dây nóng bảo vệ khai thác và nguồn lợi thủy sản Hà Tĩnh” do Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là đơn vị đầu mối tiếp nhận thông tin đường dây “nóng” qua số điện thoại 0393 681085, số di động 0912 255272.

Theo ông Trần Xuân Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đường dây “nóng” được xây dựng nhằm tiếp nhận đầy đủ mọi thông tin, tình hình khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Qua đó, nắm bắt kịp thời thông tin vi phạm trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các tổ chức, cá nhân tại vùng ven bờ Hà Tĩnh. Đường dây “nóng” nhằm nâng cao nhận thức, sự tự giác của người dân trong việc tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản; phát huy vai trò chủ động tuần tra, giám sát hoạt động tàu cá trên biển của ngư dân và các tổ chức liên quan. Bên cạnh đó, phối hợp xử lý nhanh các trường hợp vi phạm trong hoạt động thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh.

Đường dây “nóng”: Giảm tình trạng đánh bắt, khai thác hủy diệt!
Sau khi thành lập đường dây “nóng”, tình trạng khai thác bằng dã cào giảm 70% so với trước.

 

“Trước đây, tỉnh cũng đã tính đến việc thành lập đường dây “nóng” nhưng sẽ rất khó hoạt động hiệu quả bởi tính cộng đồng trong ngư dân chưa cao. Từ khi triển khai dự án CRSD, nhất là thành lập các tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ, ngư dân đã có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, đường dây nóng đã phát huy hiệu quả” - ông Trần Xuân Hoàng cho biết thêm.

Ngay sau khi đường dây “nóng” được thành lập, đến nay, tổ công tác đã tiếp nhận hơn 150 cuộc gọi của bà con ngư dân các vùng ven biển từ Cửa Hội đến Cửa Khẩu... về tình trạng tàu thuyền có công suất lớn vào khai thác vùng ven bờ, sử dụng phương tiện hủy diệt. Qua đó, các ngành chức năng cùng với chính quyền địa phương đã triển khai nhiều đợt truy quét, đồng thời, xử lý hơn 55 trường hợp tàu thuyền đánh bắt hải sản bằng dã cào... nên tình trạng trên giảm hơn 70% so với trước.

Điển hình gần đây, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Đồn Biên phòng Cửa Sót, UBND xã Thạch Kim (Lộc Hà), cộng đồng ngư dân số 8, Ban Quản lý CRSD đã tổ chức 2 đợt kiểm tra, phát hiện 10 cặp dã cào vào khai thác trái tuyến theo quy định. Cơ quan chức năng tiến hành bắt giữ 2 cặp dã cào đôi không có giấy phép hoạt động, tàu không gắn biển kiểm soát tại vùng biển ven bờ số 8 về Đồn Cửa Sót xử lý. Đồng thời, tổ chức ngăn chặn các tàu dạ cào đơn, đôi khác khai thác sai vùng biển theo quy định.

Ông Nguyễn Lương Thiện - Tổ trưởng Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ số 8 Thạch Lạc (Thạch Hà) cho biết: “Trước đây, phát hiện tàu đôi dã cào vào khai thác nhưng chúng tôi chỉ biết đứng nhìn, không biết báo cho ai, cơ quan nào. Ngư cụ bị phá hỏng cũng đành ngậm ngùi chấp nhận. Nhưng sau khi Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ số 8 đi vào hoạt động thì ngư dân đã biết báo tin theo đường dây “nóng” và cùng với cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý nhiều trường hợp vi phạm. Nhờ đó, ngư trường trở nên dồi dào, sản lượng khai thác cao gấp 3 lần trước đây, bà con ngư dân phấn khởi. Hoạt động đường dây nóng “bảo vệ khai thác và nguồn lợi thủy sản” đang trở thành địa chỉ tin cậy để ngư dân cùng chung sức quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ bền vững.

Theo baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập546
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại850,227
  • Tổng lượt truy cập92,023,956
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây