Học tập đạo đức HCM

Gieo mạ và cấy bằng công cụ thủ công

Thứ năm - 07/01/2016 02:19
Công cụ cấy thủ công đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều vùng sản xuất lúa vùng ĐBSH vì những tiện lợi, nhanh gọn đã được thiết kế...
Gieo mạ và cấy bằng công cụ thủ công
Cấy thủ công có nhiều tiện ích

Qua nhiều vụ làm mô hình trình diễn, ông Vũ Văn Tiến, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông Thanh Miện (Hải Dương) cho biết: Công cụ thủ công cấy lúa không chỉ giảm được số công đầu tư cho nông dân mà còn làm cho lúa lên nhanh, hàng sông rộng nên hiệu ứng ánh sáng tốt, hạn chế bệnh sau này đặc biệt là bệnh khô vằn. Chính vì vậy đã có nhiều nông dân đặt hàng mua công cụ.

Công cụ cấy thủ công được thiết kế với trọng lượng 23kg, dài 120cm, cao 55cm gồm có 4 máng để mạ (rộng 24cm, cao 55cm) và 4 mũi cò ra mạ. Với thiết kế như vậy mỗi lần dập được 4 khóm, hàng sông rộng 24cm, hàng con tùy thuộc vào giống cần cấy dày hay thưa thì người cấy sẽ đi nhanh hay chậm tương ứng 15 - 20cm. Số dảnh/khóm tương ứng 1 - 4 dảnh phụ thuộc vào kĩ thuật gieo mạ. Để có lô mạ đủ tiêu chuẩn cấy được bằng công cụ này và biết cách cấy cần lưu ý một số khâu kỹ thuật sau:

Gieo và chăm sóc mạ: Nguyên liệu gieo mạ để cấy bằng công cụ thủ công yêu cầu cần có 8 phần bùn, 2 phần trấu hun hoặc trấu mục (trấu hun sau 10 ngày mới đưa vào sử dụng).

Thực tế cho thấy đây là loại giá thể tốt nhất để cấy bằng công cụ được dễ dàng. Giá thể được trộn cùng với một lượng nhỏ NPK 5:10:3 theo tỷ lệ 1m3 + 1 lạng NPK. Hỗn hợp này được cán mỏng khoảng 1cm trên nền đất cứng có lót trấu mỏng.

Diện tích cần gieo là 3m2 cấy cho 1 sào (360m2). Lượng giống cho mỗi sào từ 1,2 - 2 kg tùy thuộc vào mỗi giống. Khi gieo bùn đã cứng thì cắt thành các ô hình chữ nhật dài 50cm, rộng 22cm, áp dụng theo phương pháp chăm sóc mạ nền cứng. Đảm bảo cây mạ đủ tiêu chuẩn ra đồng cao 10 - 15cm, mạ có 2,5 lá, đanh dảnh (vụ mùa thời gian gieo mạ tương ứng 8 - 10 ngày, vụ xuân tùy thuộc vào nhiệt độ).

Cấy mạ bằng công cụ: Ruộng cấy cày bừa như cấy bằng tay, mực nước trên ruộng từ 3 - 5cm. Người cấy đi lùi, lấy bờ làm chuẩn kéo cho hàng đầu tiên. Sau đó lấy hàng lúa đã cấy làm chuẩn để cấy các hàng tiếp theo. Người cấy có thể quay sang phải hay trái tùy ý. Chỉ kéo cần giập lên rồi thả cho rơi tự do, tùy thuộc vào mật độ cấy mà người cấy có thể đi nhanh hay chậm. Khi đến đầu bờ cần quay đầu thì hơi nhấc nhẹ một đầu công cụ cấy lên.

Theo Nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập309
  • Hôm nay51,884
  • Tháng hiện tại882,611
  • Tổng lượt truy cập92,056,340
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây