Học tập đạo đức HCM

Giống keo lai nuôi cấy mô: Cuộc “đại cách mạng” của ngành lâm nghiệp

Thứ tư - 05/08/2015 21:03
Cho năng suất rừng vượt trội và ít rủi ro, giống keo lai nuôi cấy mô được đánh giá sẽ tạo ra cuộc “đại cách mạng” của ngành lâm nghiệp.

Ưu thế vượt trội

Năm 2008, được sự tài trợ của Dự án Nord-Pas de Calais (Cộng hòa Pháp), Công ty TNHH nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong (Thừa Thiên- Huế) tiến hành nghiên cứu sản xuất giống keo lai nuôi cấy mô. Sau nhiều năm nghiên cứu, công ty đã sản xuất thành công giống keo lai này và đưa vào phục vụ cho việc trồng rừng. Từ đó đến nay, mỗi năm công ty sản xuất khoảng 2 triệu cây giống keo lai nuôi cấy mô.

Giống keo lai nuôi cấy mô: Cuộc “đại cách mạng” của ngành lâm nghiệp - 1

Sản xuất cây giống keo lai nuôi cấy mô tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong. Ảnh: Trần Hòe 

Ông Tôn Thất Ái Tín- Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong cho biết, từ năm 2012 - 2014, công ty đã trồng hơn 750ha rừng từ giống keo lai nuôi cấy mô. So với giống keo lai hom, việc trồng rừng bằng giống keo lai nuôi cấy mô có những ưu thế vượt trội. Trồng cùng thời gian và được chăm sóc giống nhau nhưng keo lai nuôi cấy mô cho đường kính và chiều cao thân cây lớn hơn 1,5 lần so với keo lai hom. Keo lai nuôi cấy mô cũng chậm ra hoa hơn so với keo lai hom, điều này cho thấy nó sẽ sinh trưởng tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo.

Mặt khác, keo lai nuôi cấy mô có khả năng chống chịu gió bão và sâu bệnh tốt hơn hẳn. Nguyên nhân là do giống cây này sạch bệnh, khi phát triển thì thân lên thẳng, có rễ cọc chắc chắn nên chịu được gió mạnh. Vì vậy, rừng trồng từ giống keo lai nuôi cấy mô rất ít khi bị rủi ro nên giảm chi phí cho người trồng. Ngoài ra, giống keo này có thể trồng thành cây lâu năm lấy gỗ với thời gian khoảng 10 năm và chỉ cần trồng thưa nhưng mang lại giá trị kinh tế cao hơn.

Ông Tín cho biết, qua đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của diện tích keo lai nuôi cây mô mà công ty đã trồng cho thấy giống keo này cho năng suất rừng cao. Cụ thể, trong chu kỳ 10 năm, năng suất rừng từ việc trồng giống keo này sẽ đạt từ 200-250m3 gỗ/ha, trong khi năng suất của keo lai hom chỉ đạt từ 130-150m3/ha. Với chi phí đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ trong 10 năm chỉ từ 25-30 triệu đồng/ha thì hiệu quả kinh tế của trồng rừng keo lai nuôi cấy mô rất cao, đạt từ 160-200 triệu đồng/ha/10 năm, cao hơn 100 triệu đồng so với rừng keo lai hom trên cùng diện tích.

Cần thay đổi nhận thức

Từ thành công bước đầu của việc trồng hơn 750ha rừng keo lai nuôi cấy mô, từ nay đến năm 2019, Công ty Lâm nghiệp Tiền Phong sẽ triển khai trồng mới và trồng thay thế rừng keo lai hom bằng keo lai nuôi cấy mô trên diện tích từ 1.250-1.450ha. Hiệu quả cao của giống keo lai này cũng khiến nhiều nông dân ở các tỉnh miền Trung mua giống để phát triển trồng rừng và đưa lại hiệu quả vượt trội.

Ông Tôn Thất Ái Tín cho biết, hiệu quả kinh tế cao của keo lai nuôi cấy mô sẽ góp phần giải quyết được rất nhiều mâu thuẫn xã hội. Bởi lẽ, mỗi hộ dân chỉ cần có 2-3ha đất trồng keo lai nuôi cấy mô là đã có thể sống khỏe từ nghề trồng rừng vì giống keo này đưa lại năng suất cao hơn hẳn. Điều này góp phần làm giảm áp lực về đất sản xuất cho người dân.

Tuy nhiên, để có thể nhân rộng mô hình trồng rừng hiệu quả này thì  cần thay đổi nhận thức của người dân trong khâu chọn giống. Do việc sản xuất giống keo lai nuôi cấy mô mất nhiều thời gian và chi phí nên giá giống keo này cao hơn so với giống keo lai hom. Để trồng 1ha rừng keo lai nuôi cấy mô người trồng phải tốn thêm khoảng 2-3 triệu đồng tiền giống. Vì thấy tốn kém trước mắt nên người dân chưa chọn giống keo này nhiều, họ ít biết rằng khi thu hoạch rừng trồng từ giống keo này thì giá trị kinh tế tăng 100 triệu đồng/ha so với rừng keo lai hom.  

Cũng theo ông Tín, để giống keo lai nuôi cấy mô tạo nên cuộc đại cách mạng của ngành lâm nghiệp, người trồng rừng cần xóa bỏ tâm lý ăn xổi khi chọn giống keo này. Giống keo này phải được trồng đúng chu kỳ 10 năm thì mới cho hiệu quả kinh tế cao, nếu mới trồng được 4-5 năm mà đã thu hoạch thì sẽ rất lãng phí tài nguyên. 

Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập405
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm404
  • Hôm nay30,663
  • Tháng hiện tại157,225
  • Tổng lượt truy cập85,064,261
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây