Học tập đạo đức HCM

Giống dừa hiếm, giá cả trăm ngàn đồng mỗi quả ở Trà Vinh

Chủ nhật - 24/08/2014 21:16
Có thời điểm giá mỗi trái dừa sáp lên đến 150 ngàn đồng, trong khi đó giá dừa khô bình thường mỗi chục (1 chục 12 trái –PV) giá chỉ 60 ngàn đồng

Ở vùng Hòa Tân (Cầu Kè) nông dân trồng giống dừa sáp rất đặc biệt với giá bán mỗi trái gấp khoảng 20 lần so với giống dừa thường. Giống đặc sản độc nhất này mang lại cuộc sống rất no ấm cho nhiều hộ dân là đồng bào Khmer ở địa phương.

Gia đình ông Thạch Em, ngụ ấp Chông Nô 2 (Hòa Tân, Cầu Kè) trước đây chỉ có 5 công (1 công 1.000 m2) ruộng trồng lúa, đời sống khá khó khăn. Gia đình ông cũng có khu vườn nhỏ trồng loại dừa thường bán trái và 1 cây dừa sáp để dành cho con cháu  ăn vì bán không ai mua.

Trái dừa sáp đặc biệt ở vì đặc ruột và rất thơm ngon so với giống dừa thường

Ông Thạch Em cho biết: “Theo những cụ cao niên trong xóm cho biết giống dừa này do 1 vị sư người Khmer du học bên Campuchia mang về ngôi chùa ở địa phương trồng vào năm 1924.

Sau đó thấy ăn ngon và lạ nên nhiều người dân địa phương xin giống về vườn nhà trồng. Tuy nhiên giống dừa này giá lại rẻ hơn giống dừa thường vì chưa có cách lấy dầu chỉ ăn chơi nên thương lái gặp dừa sáp là trả lại nên mỗi nhà chỉ chừa 1 vài cây cho con cháu trong nhà ăn”.

Vì vậy, suốt một thời gian dài giống dừa này gần như chỉ quanh quẩn trong Phum, Sóc của bà con đồng bào dân tộc Khmer.

Theo thống kê của UBND xã Hòa Tân, trước năm 2006 diện tích dừa sáp của xã chưa tới 10 ha. Tuy nhiên, từ năm 2006 tới nay nhờ có dự án hỗ trợ phát triển cây dừa sáp mà từ đó trái dừa sáp được bán rộng rãi ra ngoài, trở thành đặc sản ở địa phương  có thời điểm giá mỗi trái dừa sáp lên đến 150 ngàn đồng, trong khi đó giá dừa khô bình thường mỗi chục (1 chục 12 trái –PV) giá chỉ 60 ngàn đồng. Hiện tại toàn xã có trên 110 ha với khoảng 25.000 cây dừa sáp.

Trái dừa sáp giống hệt dừa bình thương nhưng giá cao hơn gấp hàng chục lần

Dừa sáp giờ đã trở thành đặc sản, bán rộng rãi khắp các thành thị nên đời sống của người dân trồng dừa sáp ngày càng khấm khá. Ông Thạch Hiền, Phó Chủ nhiệm HTX dừa sáp Hòa Tân cho biết:

“Đa số bà con trồng dừa sáp có kinh tế khấm khá, gia đình nào ít  đất trồng hơn chục cây cũng đủ ăn còn nhiều đất thì làm giàu nhờ dừa sáp vì thu nhập rất cao, mỗi cây có thể cho thu nhập trên 1 triệu đồng/năm, gấp 5 - 6 lần so với trồng lúa hay trồng dừa thường”.


Trồng khoảng 3 năm cây dừa sáp bắt đầu cho trái

Hiện tại HTX dừa sáp Hòa Tân có 19 xã viên với diện tích khoảng 19 ha, mỗi ha trồng được 200 cây dừa sáp cho thu nhập khá cao. Gia đình ông Thạch Em có 5 công đất trồng dừa sáp xen với chanh không hạt, trung bình mỗi tháng thu hoạch khoảng 60 trái dừa sáp và 150kg chanh không hạt cho thu nhập ổn định gần 10 triệu đồng/tháng sau khi trừ chi phí chăm sóc, phân bón.

Ông Thạch Em cho biết: “Nhờ có giống dừa đặc biệt này mà đồng bào dân tộc Khmer ở địa phương mấy năm nay kinh tế rất khấm khá. Giá dừa sáp luôn ở mức ổn định và ở mức cao nên thu nhập từ dừa sáp  cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác”.


Chăm sóc tốt giống dừa sáp vẫn cho trái nhiều như giống dừa bình thường

Hiện tại HTX dừa sáp Hòa Tân làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm dừa sáp do các xã viên trồng và sản phẩm dừa đặc biệt này có mặt tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn khác với giá rất cao.

Ông Thạch Phu My, Chủ nhiệm HTX dừa sáp Hòa Tân cho biết: “Hiện tại giống dừa sáp ở địa phương tỷ lệ cho trái sáp khoảng 25 đến 30%. HTX đang được Viện nghiên cứu dầu và cây có dầu (Bến Tre), Sở Khoa học công nghệ tỉnh hỗ trợ đầu tư khôi phục 6 ha giống dừa sáp ở địa phương với kỹ thuật mới cho thụ phấn nhân tạo, nếu hiệu quả sẽ hỗ trợ thêm 50 ha nữa.

Ngoài ra, nhiều bà con xã viên còn mua giống dừa sáp mới như sáp ngọt, sáp thơm… dự kiến trong thời sẽ có nhiều sản phẩm dừa sáp trên thị trường”.



Nhân giống dừa sáp quý hiếm ở địa phương
Theo ông My, giống dừa sáp chỉ trồng ở khu vực xã Hòa Tân sẽ cho tỷ lệ sáp cao, ngon hơn nhiều so với các địa phương khác. Bởi vì, ngoài vấn đề thổ nhưỡng, khí hậu thì giống dừa sáp chỉ trồng chuyên biệt, nếu trồng với những giống dừa khác tỷ lệ sáp càng xuống thấp do có thể thụ phấn chéo. Giống dừa này vì vậy càng trở nên đặc biệt hơn và là sản phẩm hầu như độc quyền của đồng bào dân tộc Khmer nơi đây.
Theo danviet.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập423
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm422
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại857,643
  • Tổng lượt truy cập92,031,372
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây