Học tập đạo đức HCM

Giống ngắn ngày tiếp tục là lựa chọn số 1 trong vụ hè thu 2013

Thứ tư - 03/04/2013 20:14
Với diễn biến của sản xuất vụ xuân 2013, dự kiến việc thu hoạch sẽ sớm hơn nhiều so với mọi năm. Điều này đồng nghĩa với việc thời vụ cho vụ hè thu năm nay sẽ “dễ thở” hơn. Mặc dù vậy, để đảm bảo ăn chắc, giống lúa ngắn ngày vẫn tiếp tục là giải pháp an toàn và được lựa chọn để đảm bảo kế hoạch thu hơn 20 vạn tấn lương thực trong vụ hè thu.

Giống ngắn ngày tiếp tục là lựa chọn số 1 trong vụ hè thu 2013
Với những ưu thế vượt trội về năng suất, chất lượng, TH3-3 tiếp tục có mặt trong nhóm giống chủ lực vụ hè thu 2013.

Vụ hè thu 2013 là năm thứ 3 tỉnh ta thực hiện cuộc cách mạng chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Các giống lúa dài ngày, năng suất hạn chế đã bị loại dần ra khỏi cơ cấu. Thay vào đó là bộ giống mới đảm bảo chất lượng, năng suất, đặc biệt là có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 100 ngày), phù hợp với diễn biến ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu.

Có thể coi vụ hè thu 2012 là một bước ngoặt mới của sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà. Giữa lúc thời vụ “căng”, cộng với những cơn bão sớm rình rập ngoài khơi là động lực lớn để bà con nông dân bứt phá khỏi tập quán canh tác cũ. Lần đầu tiên, vụ hè thu có đến 90% diện tích sử dụng giống có thời gian sinh trưởng từ dưới 100 ngày đến 115 ngày (giống nằm trong cơ cấu chiếm 34%). Và người dân bắt đầu quen với những cái tên: VTNA2, RVT, TH3-3, PC6… Nhờ vậy, dù bắt đầu muộn hơn kế hoạch gần nửa tháng nhưng tiến độ thu hoạch vẫn cơ bản diễn ra theo đúng kế hoạch. Đặc biệt là sự kết hợp cùng với cánh đồng mẫu lớn đạt 5-6 tấn/ha đã tạo được dấu ấn lớn.

Sự khởi đầu tốt đẹp này chính là kênh tuyên truyền hữu hiệu làm thay đổi tư duy, tập quán canh tác của người nông dân. Từ đó, tiến đến hướng sản xuất mới: “một cánh đồng, một giống, một trà, một thời vụ”.

Quan điểm nhất quán của ngành chuyên môn trong vụ hè thu 2013 là tập trung chỉ đạo đưa các giống lúa có thời gian sinh trưởng dưới 105 ngày trở thành nhóm giống chủ lực, đảm bảo thu hoạch trước 15/9; mở rộng diện tích các giống lúa chất lượng, nhằm tăng giá trị sản xuất; xây dựng cánh đồng mẫu trên cơ sở đa dạng hóa các hình thức liên kết sản xuất; tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ở các vùng trồng lúa cao cưỡng thiếu nước thì phải chuyển sang cây trồng cạn có hiệu quả cao hơn.

Năm nay, dù không quá vất vả về thời vụ nhưng lại khá “căng” về nguồn nước tưới. Ông Ngô Đức Hợi - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: “Do lượng mưa năm nay ít nên lượng nước bổ sung cho các hồ đập thủy lợi thấp thua trung bình nhiều năm. Hiện nay, mực nước ở các công trình thủy lợi chỉ đáp ứng khoảng 70% lượng nước tưới cho vụ hè thu, nhiều khả năng sẽ xảy ra hạn hán đầu vụ. Nếu sử dụng đồng nhất một cánh đồng, một loại giống ngắn ngày, chúng ta sẽ tiết kiệm được hàng chục triệu khối nước nhờ giảm số lần tưới”.

Theo đó, vụ hè thu 2013, toàn tỉnh dự kiến sẽ gieo cấy trên 41.795 ha với nhóm giống chủ lực PC6, TH3-3 và VTNA2. Song, trong trường hợp không xuất hiện lũ tiểu mãn, con số này sẽ phải giảm bớt đến hơn 1.000 ha để chuyển đổi sang cây trồng khác.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật cho rằng, từ vụ xuân 2012 đến nay, nền nhiệt trung bình khá cao, chính là cơ hội cho các loài sâu bệnh sinh sôi, nảy nở và phá hoại mùa màng. Bên cạnh chủ động phòng trừ sớm thì sử dụng giống lúa có thời gian sinh trưởng càng ngắn càng tránh được nguy cơ tấn công của sâu bệnh. Cũng theo ông Thanh, hiện nay, lứa rầy đầu tiên đã bắt đầu xuất hiện. Nếu không chủ động ngay từ đầu thì đại dịch rầy chắc chắn sẽ hiện hữu.

Diễn biến nhiều năm cho thấy, đầu vụ sản xuất vẫn xảy ra hiện tượng thiếu giống, thậm chí, một số đơn vị cung ứng giống còn bán theo kiểu… phân phối! Thực trạng này chỉ làm “béo bở” nhà cung ứng, còn thiệt thòi vẫn thuộc về người nông dân. Để sản xuất theo đúng cơ cấu, các địa phương nên chủ động làm việc với các đơn vị cung ứng, đảm bảo cung ứng đủ, đúng và chất lượng; đồng thời ràng buộc họ trong mối quan hệ sản xuất liên kết, tạo niềm tin vững chắc cho nhà nông.

Nguyễn Oanh
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập282
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm281
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại198,257
  • Tổng lượt truy cập92,575,921
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây