Học tập đạo đức HCM

Giúp nông dân khởi nghiệp để làm giàu

Thứ năm - 21/09/2017 03:33
Mục tiêu của khởi nghiệp là làm cho nông nghiệp phát triển bền vững, dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ, nhưng quan trọng nhất là giúp nông dân phải giàu có và sản phẩm nông nghiệp phải an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Đó là quan điểm của ông Lại Xuân Môn, Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân VN, tại diễn đàn “Các giải pháp giúp nông dân khởi nghiệp”. Diễn đàn do T.Ư Hội Nông dân VN tổ chức chiều 18.9 ở Hà Nội, có sự tham gia của nhiều chuyên gia, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, nhằm thúc đẩy phong trào khởi nghiệp trong nông dân.
Quan trọng là hỗ trợ khoa học công nghệ
Đại diện nông dân khởi nghiệp là khách mời chia sẻ tại diễn đàn, ông Nguyễn Đăng Cường, chủ trang trại chăn nuôi vịt trời tại Bắc Ninh, bày tỏ giúp nông dân khởi nghiệp trong nông nghiệp hiện nay bắt đầu từ thay đổi tư duy của người nông dân không phải làm ra sản phẩm để bán trong chợ làng mà hướng đến những thị trường lớn hơn, đưa nó trở thành hàng hóa có giá trị gia tăng. Khởi nghiệp từ nghề nuôi vịt trời, ông Cường hiện đã phát triển thành mô hình khép kín, sử dụng chất thải từ đàn vịt để nuôi thêm cá và trồng lúa hữu cơ. Đặc biệt, sản phẩm vịt trời hiện được đối tác Nhật mời cộng tác, đưa công nghệ chế biến thành sản phẩm vịt trời hun khói. “Mỗi con vịt trời nếu bán ở chợ quê có giá 150.000 đồng nhưng qua công nghệ chế biến của Nhật thì giá bán của nó là 40 USD. Nông dân rất cần được hỗ trợ về công nghệ, khoa học kỹ thuật, đặc biệt là khâu chế biến để gia tăng giá trị hàng hóa. Nhưng nói thật, chúng tôi vẫn còn rất khó khăn trong tiếp cận chính sách và hỗ trợ”, ông Cường bày tỏ.
Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ KH-CN, nhìn nhận khởi nghiệp trong nông nghiệp đang trở thành xu hướng của VN hiện nay, có nhiều công ty đầu tư vào nông nghiệp. Đặc biệt, nếu trước đây có nhiều bạn trẻ ở lại thành phố thì nay trở về quê khởi nghiệp từ nông nghiệp. “Khởi nghiệp bình thường đã khó nhưng khởi nghiệp trong nông nghiệp càng khó hơn, vì đây là lĩnh vực có nhiều rủi ro. Đặc biệt là hiện nay, nông nghiệp đang phải chịu tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thì càng phải coi trọng khoa học kỹ thuật, công nghệ để hạn chế rủi ro”, ông Tùng nói.
 
 
Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân VN Lại Xuân Môn cho rằng nông dân là lực lượng chiếm 70% dân số, tiềm năng khởi nghiệp trong nông nghiệp còn đa dạng và phong phú, cần có thêm nhiều chính sách để khích lệ, đặc biệt là hỗ trợ cụ thể về vốn, đất, khoa học kỹ thuật. “T.Ư Hội Nông dân VN tiếp thu và lắng nghe những giải pháp từ các chuyên gia, đại diện nông dân khởi nghiệp để đề xuất chính sách cụ thể hỗ trợ nông dân khởi nghiệp thành công”, ông Môn nói.
 
Đồng cảm với suy nghĩ của những người nông dân khởi nghiệp như ông Nguyễn Đăng Cường, ông Tùng chia sẻ thêm: qua tìm hiểu thực tế thì thấy quả thanh long ở Bình Thuận thương lái Trung Quốc mua chỉ 400 USD/tấn; sau đó họ mang về nước chiếu xạ, phân loại thì bán loại 1 cho châu Âu là 3.500 USD/tấn, bán loại 2 cho Nhật Bản là 2.500 USD/tấn, loại còn lại bán 400 USD/tấn chỉ dùng tiêu thụ trong nước. “Qua câu chuyện thanh long để thấy nông dân VN rất thiệt thòi. Bộ KH-CN đã và đang đầu tư trung tâm chiếu xạ tại TP.HCM và Hà Nội để phục vụ chiếu xạ hoa quả xuất khẩu, nhưng bên cạnh đó vẫn cần sự vào cuộc của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp tập trung vào chế biến để hỗ trợ nông dân”, ông Tùng kêu gọi.
Khởi nghiệp để không còn “giải cứu”
Dẫn lại câu chuyện ngành nông nghiệp trong thời gian qua có quá nhiều sản phẩm cần phải “giải cứu”, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế VN, đặt vấn đề giúp đỡ nông dân khởi nghiệp có hướng đến tương lai sẽ không còn những cuộc “giải cứu”. Nông nghiệp khởi nghiệp gắn với sản phẩm mang tính đặc trưng, có ý tưởng sáng tạo, đưa khoa học công nghệ vào sản xuất.
Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN-PTNT), cho rằng giúp đỡ nông dân khởi nghiệp phải nhìn rộng hơn ở “giải cứu nông sản”, hướng đến gây dựng thành các mô hình kinh doanh, sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong nước mà là toàn cầu. Theo đó, các cơ quan quản lý nhà nước cần có kết nối doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực để dẫn dắt. Đặc biệt là hỗ trợ nông dân tập trung vào sản phẩm chủ lực, là đặc sản của địa phương, phù hợp vùng miền thì sản phẩm sẽ có thị trường, sẽ không còn chuyện phải giải cứu.
Ông Phạm Xuân Đích, Phó cục trưởng Cục Phát triển thị trường (Bộ KH-CN), cho biết nông nghiệp đạt được thành tựu quan trọng, từ chỗ thiếu lương thực, thực phẩm thì đến nay đã dư thừa, dù diện tích sản xuất giảm nhưng năng suất vẫn cao. Thành công này là nhờ khoa học công nghệ. Theo đó, ông Đích cho rằng, nông dân khởi nghiệp trong nông nghiệp muốn thành công thì đầu tiên phải ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ. Cách làm đầu tiên, nông dân phải có ý thức ngay từ đầu là chủ động ứng dụng giống mới vào sản xuất, sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn. Còn ở mức độ cao hơn, nông dân đầu tư phát triển mô hình thành doanh nghiệp, hợp tác xã thì tìm cách liên kết viện, trường để có thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất, gần gũi nhất để làm ra những sản phẩm chất lượng tốt nhất, theo nhu cầu của người tiêu dùng, thị trường.

Phan Hậu/thanhnien.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập398
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm391
  • Hôm nay48,170
  • Tháng hiện tại823,448
  • Tổng lượt truy cập91,997,177
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây