Học tập đạo đức HCM

Giúp nông dân tiếp cận nông nghiệp thông minh

Chủ nhật - 25/02/2018 09:46
Trò chuyện với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về Cách mạng công nghiệp 4.0 và cách tiếp cận đối với nông nghiệp, nông dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan cho rằng: Quan niệm “cần cù bù thông minh” đã không còn phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại. Thế giới đã hướng tới nền nông nghiệp thông minh 4.0, buộc nông dân phải sáng tạo.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan chia sẻ: Thời gian qua, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0). Đó là những chỉ đạo mạnh mẽ để đưa đất nước tận dụng thời cơ từ xu thế thay đổi của thế giới. Chúng ta đang tiến hành cơ cấu lại ngành nông nghiệp, mà lực lượng chủ lực là hàng chục triệu nông dân. Với vai trò chủ thể của tiến trình ấy, không để nông dân bị hụt hơi, thậm chí bị bỏ quên với việc tiếp cận những giá trị vượt bậc của cuộc cách mạng chưa có tiền lệ trong lịch sử.


Vườn xoài Cát Chu Cao Lãnh được nông dân chăm sóc bằng kỹ thuật công nghệ sạch
Ảnh: Cát Thành

Thế giới đã tiến vào nông nghiệp 4.0, lấy tri thức, sức mạnh khoa học - công nghệ để nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều sản phẩm vượt trội, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Trong khi đó, đại đa số nông dân Việt Nam dường như còn xa lạ với câu chuyện này. Hàng chục triệu nông dân phải được tiếp cận với tri thức để biết mình đang đứng ở đâu so với nền văn minh thế giới, hay với nền nông nghiệp tiên tiến, để kích thích đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu thay đổi quy trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động và tạo ra những sản phẩm có giá trị tăng cao - Bí thư Lê Minh Hoan trăn trở.

 Trên mảnh đất hình chữ S, có biết bao nông dân sáng tạo, được tôn vinh là “những nhà khoa học chân đất - những anh hai lúa”. Theo người đứng đầu tỉnh Đồng Tháp, hầu hết họ có thể thiếu kiến thức hàn lâm, nhưng lại thừa khát vọng và sáng kiến, sáng tạo đều xuất phát từ nhu cầu của chính họ và từ cuộc sống muôn màu. Có thể những sáng kiến, sáng tạo chưa hoàn mỹ, khó có thể thương mại hóa, nhưng đa phần đã giải quyết được những bức thiết trong cuộc sống và sản xuất. “Nông dân lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi, cải tiến, chế tạo các thiết bị phục vụ sản xuất như bơm tưới tự động, tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, máy đào mương, máy cấy lúa. Nông dân còn chế tạo thuyền năng lượng mặt trời, máy bay, tàu lặn... có nông dân được phong là “vua sáng chế”…

Tự hào về những nông dân sáng tạo như vậy, nhưng vẫn thấy còn gì đó băn khoăn về khoảng cách quá lớn trước cuộc cách mạng 4.0, thực chất là sự đột phá của công nghệ thông tin. Không biết bao lâu nữa nông dân Việt Nam mới biết sử dụng thiết bị thông minh để làm giàu tri thức trong cuộc sống, để tối ưu hóa quy trình sản xuất, tận dụng được sức mạnh công nghệ, tham gia vào thương mại điện tử? Mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra mắt “Hệ tri thức Việt số hóa”. Đây là một sáng kiến kịp thời, góp phần đưa tri thức về tận xóm làng. Nếu có Chương trình quốc gia hỗ trợ trang thiết bị thông minh để tiếp cận với hệ tri thức này, cũng như các chương trình khuyến nông quốc gia, nông dân Việt Nam sẽ có nhiều điều kiện để tiếp cận và nhanh chóng thay đổi hơn.

Chúng ta có nhiều chương trình hỗ trợ nông dân, nhưng theo Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan, cần hỗ trợ để nông dân tự tìm kiếm thông tin phục vụ cuộc sống và sản xuất, theo kịp xu thế thay đổi của thị trường. Biết cách tiếp cận công nghệ - đó chính là cách hỗ trợ thiết thực. “Tri thức hóa nông dân, hình thành đội ngũ nông dân tiên tiến cho một nền nông nghiệp tiên tiến, đó là cách rút ngắn nhanh nhất khoảng cách giữa nông dân Việt Nam và nông dân các nước; gieo tinh thần khởi nghiệp đến nông dân. Do đó, cần bổ sung tiêu chí nông dân sử dụng công nghệ thông tin trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Đó chính là cách chúng ta giúp nông dân thực sự là chủ thể của tiến trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp”. 

Theo CHÍ TUẤN (daibieunhandan.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập849
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm848
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại789,181
  • Tổng lượt truy cập93,166,845
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây