Lãnh đạo thị xã Kỳ Anh kiểm tra các biện pháp bảo vệ công trình tuyến đê Kỳ Ninh
Thuyền vào tránh bão tại âu trú Kỳ Hà
* Tại thị xã Kỳ Anh, công tác phòng chống bão đang được địa phương gấp rút triển khai. Theo báo cáo, đến thời điểm này, 1.558 tàu thuyền đánh bắt xa bờ của ngư dân thị xã Kỳ Anh đã chủ động ra khỏi vùng nguy hiểm. Các tàu công suất trung bình và nhỏ đánh bắt trên địa đã vào nơi tránh trú an toàn.
Hiện nay, các xã phường, nhất là vùng ven biển đã có phương án sơ tán dân khi có tình huống xảy ra.
Lãnh đạo thị xã cũng đang chỉ đạo các đơn vị thi công các công trình trọng điểm nhanh chóng có biện pháp đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Người dân xã Tiến Lộc tập trung các biện pháp đảm bảo an toàn khu vực 58 ha nuôi trồng thuỷ sản.
* Tại Can Lộc, lãnh đạo huyện đã đi kiểm tra công tác đảm bảo an toàn công trình Trường Mầm non Thượng Lộc, công trình có giá trị đầu tư 6 tỷ đồng; công trình Trạm Y tế xã Trung Lộc và nghe địa phương triển khai phương án phòng chống bão...
* Công an huyện Hương Sơn đã huy động 50 cán bộ, chiến sỹ giúp người dân Sơn Ninh, Sơn Lễ gặt lúa chạy bão. Bên cạnh đó, Công an huyện cũng đã sẵn sàng lực lượng di dời dân khi cần thiết, đảm bảo an toàn giao thông, nhất là tại các bến đò...
Người dân Thiên Cầm di dời hàng hoá đến nơi an toàn
Thuyền về nơi tránh bão ở Cẩm Nhượng
Tại Cẩm Xuyên, phần lớn thuyền bè của ngư dân đã vào tránh bão an toàn. Sáng nay, chính quyền thị trấn Thiên Cầm đã yêu cầu người dân di dời toàn bộ hàng hoá tại Khu du lịch biển Thiên Cầm đến nơi an toàn; huyện cũng đã có phương án di dời dân những vùng xung yếu tránh bão...
* Đến 9h30’ sáng 14/9, vẫn còn 12 tàu cá của ngư dân Thạch Kim, Thạch Bằng chưa về đất liền để tránh trú bão.
Tàu vào trú bão tại Cảng cá Thạch Kim
Theo thông tin ban đầu, trên 12 tàu cá có 63 người. Các đơn vị chức năng như BĐBP Cửa Sót, Cảng cá Thạch Kim và chính quyền địa phương vẫn đang giữ được liên lạc với các tàu trên.
* Sáng nay, tất cả các lực lượng chức năng huyện Nghi Xuân đã huy động mọi nguồn lực, tập trung cao độ cho công tác phòng chống cơn bão số 10.
Người dân đang khẩn trương chặt hạ cành cây để hạn chế tối đa sức gió của bão, tránh thiệt hại do cây đổ gây ra.
Tại Cảng cá Xuân Hội, những con tàu công suất lớn đã được neo đậu chắc chắn. Tuy nhiên, theo thuyền trường tàu vỏ sắt HT 96727 Trần Quốc Dũng, bão số 10 với sức gió lên đến cấp 12, cấp 14, tàu chúng tôi sẽ tiếp tục chạy dọc theo sông Lam và cập bến cuối cùng tại xã Xuân Hồng mới đảm bảo an toàn tuyệt đối”.
Còn tại âu thuyền Xuân Hội, từng tốp tàu thuyền nhỏ nối đuôi nhau vào bở và neo đậu an toàn. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là khu vực âu thuyền phía Nam, cạnh công số 10 bị sạt lở lớn, lấn sâu vào đất liền chừng 3 m, với chiều dài hơn 100m. “Đây là hậu quả từ cơn bão số 2 gây ra. Mặc dù huyện Nghi Xuân đã đề nghị xin cấp kinh phí để sữa chữa nhưng hiện vẫn chưa nhận được hồi âm từ phía tỉnh.” – Chủ tịch UBND Nguyển Hải Nam cho hay.
* Cùng với các cơ quan, ban ngành và người dân thành phố Hà Tĩnh, sáng nay, công nhân Công ty CP Môi trường và công trình đô thị Hà Tĩnh cũng đang hối hả chặt, tỉa cành cây lớn, neo chống các loại cây mới trồng, thu dọn vệ sinh ở các tuyến đường… nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về cây xanh, môi trường trên địa bàn.
* Để chủ động ứng phó với mưa bão số 10 và mưa lũ có thể xảy ra trên địa bàn, huyện Hương Khê đã tổ chức họp và đi kiểm tra thực tế tại một số địa phương để thực hiện các biện pháp phòng chống.
Lãnh đạo huyện Hương Khê đã đi kiểm tra tại Công ty CP Thủy điện Hồ Bốn, xã Hương Long; đập Khe Trồi xã Phúc Trạch.
Lãnh đạo huyện Hương Khê kiểm tra quá trình xả lũ tại Công ty CP Thủy điện Hồ Bốn..
Lãnh đạo huyện yêu cầu các phòng, ngành, địa phương dừng ngay các cuộc họp và các công việc chưa thực sự cấp bách để tập trung cho công tác chỉ đạo, đôn đốc; thường trực 24/24h, thường xuyên cập nhật thông tin, cảnh báo kịp thời để người dân chủ động ứng phó; huy động mọi lực lượng, phương tiện khẩn trương thu hoạch lúa hè thu với phương châm xanh nhà hơn già đồng; bảo vệ và thu hoạch cây ăn quả…
và đập Khe Trồi
Chủ động triển khai phương án 4 tại chỗ, chủ động các tình huống để đảm bảo an toàn các hồ đập, vùng hạ du; có phương án di dời dân vùng có nguy cơ lũ quét; kiểm soát toàn bộ các công trình đang thi công và các tuyến đường giao thông trọng điểm.
* Đến trưa 14/9, gần 600 tàu thuyền của ngư dân huyện Kỳ Anh đã được đưa về nơi tránh, trú bão an toàn. Toàn huyện đang triển khai di dời 1.163 hộ dân các xã ven sông, ven biển đến nơi an toàn.
Lãnh đạo huyện Kỳ Anh giúp dân di dời tài sản đến nơi an toàn
Lực lượng chức năng giúp dân chặt bỏ các cành cây, tránh nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về cây xanh, môi trường trên địa bàn.
Lực lượng vũ trang, thanh niên tình nguyện cũng đã được huy động tăng cường giúp dân chằng chống nhà cửa, kê cao tài sản, đồ dùng vật nuôi; gia cố đê kè và các công trình xung yếu có nguy cơ sạt lở. Riêng xã Kỳ Thượng có 80 hộ dân vùng Rào Trổ có nguy cơ ngập lụt đã được di dời đến nơi an toàn.
Để đảm bảo an toàn hồ chứa và vùng hạ du, từ chiều 13/9, nhiều hồ đập lớn thuộc Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý đã tiến hành xả tràn. Cụ thể, lưu lượng xả qua tràn tại hồ Kẻ Gỗ 50 m3/s; hồ Sông Trí xả 30 m3 – 70 m3/s; hồ Kim Sơn xả lưu lượng 20 – 50 m3/s; hồ Tàu Voi xả lưu lượng 5 – 20m3/s; hồ Sông Rác xả với lưu lượng 30 – 70 m3/s. |
* Tiếp tục cập nhật...
Nhóm PV./ Báo Hà Tĩnh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;