Học tập đạo đức HCM

Hết nước mắt “khóc” gà, vịt

Thứ năm - 27/02/2014 22:47
Ghi nhận của phóng viên NTNN tại một số “thủ phủ” chăn nuôi gà những ngày này cho thấy, đã có nhiều nông dân phải rơi nước mắt khi đàn gà của gia đình đến lứa xuất chuồng không bán được hoặc bán với giá rẻ bèo.
Nhìn gà… lệ rơi

Hôm qua (27.2), chúng tôi về Tam Dương, thủ phủ chăn nuôi gà của Vĩnh Phúc, đi đến đâu cũng nghe người dân bàn tán về giá gà, vịt bỗng dưng sụt giảm, khiến nhiều hộ khuynh gia bại sản, nhà nhà thi nhau bỏ chuồng. Cách đây vài tháng, ông Bá Văn Ba, thôn Đồng Tâm, xã Kim Long (Tam Dương) vẫn là một trong những hộ có trang trại gà lớn nhất nhì xã, nhưng nay khi chúng tôi tìm đến khu chuồng đầu tư gần 400 triệu đồng của ông đã được dỡ bỏ.

Gà đã tới tuổi xuất chuồng nhưng nhiều hộ chăn nuôi không bán được, dành phải giữ lại nuôi tiếp.
Gà đã tới tuổi xuất chuồng nhưng nhiều hộ chăn nuôi không bán được, dành phải giữ lại nuôi tiếp.

Gặp chúng tôi, ông Ba buồn rầu than: “Phải bỏ chuồng thôi chú ạ, nếu không bỏ cứ đà này càng nuôi càng lỗ. Năm 2013 tôi nuôi 3 lứa, 2.000 con/lứa. Theo hạch toán, mỗi kg gà chi phí hết 33.000 đồng cho gà lông trắng, nhưng thời điểm này chỉ bán được 18.000 – 21.000 đồng/kg, như vậy lỗ khoảng 12.000 đồng/kg gà. Trung bình mỗi lứa lỗ 150 triệu đồng, kham làm sao nổi mà không bỏ”. Dẫn chúng tôi ra khu chuồng đã dỡ bỏ tan hoang, ông Ba cho biết, ông đang dự kiến trồng bưởi Diễn, đu đủ trên diện tích khu chuồng trại này.

Mặc dù lỗ gần nửa tỷ đồng, nhưng anh Ba bảo vẫn còn là người may mắn. Ông Ba cho biết ở thôn Đồng Vang nhiều hộ còn lỗ cả tỷ đồng. Vừa lỗ ngót tỷ đồng chỉ trong vòng vài tháng, nên ông Nguyễn Quang Trung, thôn Đồng Vang, xã Kim Chung buồn lắm. Trong chuồng còn gần 2.000 gà, nhưng ông cũng chẳng buồn chăm sóc, hàng ngày chỉ cho chúng ăn tạm ít ngô, cám… cầm hơi. “Năm ngoái tôi nuôi 10.000 con, giá cám, con giống cao. Đến khi xuất chuồng thì dính phải tin đồn “dịch cúm”, thế là thương lái “ép” giá. Bực mình tôi không bán, nhưng càng nuôi càng tốn, trung bình mỗi ngày đàn gà tiêu tốn khoảng 30 triệu đồng. Cầm cự không nổi nên đành bán rẻ, tính ra tôi lỗ hơn 800 triệu đồng”.

Không chỉ những hộ nuôi gà thịt, mà người nuôi gà đẻ trứng, ấp giống cũng chịu chung số phận. Trang trại của ông Đỗ Xuân Hải, thôn Đồng Tâm, xã Kim Long nuôi tới 30.000 gà bố mẹ, mỗi tuần cung cấp cho thị trường khoảng 30.000 gà giống. Nhưng nay người chăn nuôi thua lỗ, ít vào đàn, hoặc bỏ chuồng, nên ông đành bán trứng trắng và trứng lộn rẻ, gà con ấp ra không tiêu thụ được đành bán rẻ cho những hộ nuôi rắn. “Trứng trắng trước đây 2.300 – 2.500 đồng/quả, nay chỉ bán được 1.700 đồng/quả. Lỗ nhất là ấp ra gà con, nếu không tiêu thụ hết, bán cho các hộ nuôi rắn hổ mang chỉ được 400 – 500 đồng/con, tính ra lỗ 3.500 – 4.000 đồng/con”.

“Vạ lây” vì cúm gia cầm

Chia sẻ với phóng viên NTNN sáng 27.2, ông Nguyễn Văn Ngọc, chủ trại gà ở Vĩnh Cửu (Đồng Nai) than thở, ngày đêm cặm cụi với gà nhưng tiền bán gà không đủ mua thuốc. Mà năm nào cũng như năm nào, cứ ra Giêng là dịch bệnh hoành hành khiến hàng trăm, hàng ngàn hộ dù tuân thủ nghiêm ngặt “chế độ” phòng dịch, vẫn phải chịu “vạ lây”. Theo ông Ngọc, với giá gà hiện nay, chỉ từ 27.000 – 28.000 đồng/kg gà lông màu, thấp hơn 10.000 đồng/kg so với giá thành trong khi giá vịt thịt bán ra cũng thấp hơn giá thành 5.000 – 7.000 đồng/kg, người nuôi hiện chỉ còn nước ngồi nhà chờ tính tiền… lỗ.

Hơn tháng nay, chị Tạ Thị Ngọc, thôn Đồng Tâm, xã Kim Long (Tam Dương, Vĩnh Phúc) như ngồi trên đống lửa, vì gần 10.000 con gà của chị đã đến kỳ xuất bán, nhưng chẳng thấy thương lái hỏi mua, còn giá thì chạm đáy.  Chị Ngọc bày tỏ: “Tôi nghĩ Nhà nước cần kịp thời đưa ra những giải pháp để cứu ngành chăn nuôi, cứu người dân, hỗ trợ người dân về vốn. Nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, ngành chăn nuôi rất khó có thể vực dậy được trong điều kiện khó khăn này”.

Ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, có đến 90% người chăn nuôi ở thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai đang thực hiện nuôi gia cầm cho các DN lớn do không đủ vốn đầu tư. Theo tính toán của ông Đoán, để đầu tư chuồng trại quy mô 10.000 con gà, người chăn nuôi phải bỏ ra ít nhất 100 triệu đồng. DN sẽ cung cấp con giống, một phần thức ăn chăn nuôi, phần còn lại do người chăn nuôi quyết định. Nếu nuôi tốt, trong vòng từ 2 – 2,5 tháng, DN đến thu sản phẩm, trả công chăm sóc cho người chăn nuôi. Còn nếu thua lỗ, gà chết nhiều hoặc không đạt năng suất, nông dân phải gánh hết.

Không chỉ vùng chăn nuôi lớn Đồng Nai, nông dân các tỉnh xung quanh TP.HCM như Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Tiền Giang, Long An… cũng đang “dật dờ” vì cúm gia cầm. Không còn nước mắt để “khóc” gà, vịt sau nhiều lần thua lỗ vì thị trường không ổn định, giá cả tụt dốc liên hồi, chị Hải – chủ trại gà Ngọc Hải ở Long An rầu rĩ nói với phóng viên NTNN: “Không bị cúm, gà cũng không chết, trứng vẫn thu đều đều nhưng bán ra thì khó quá. Trứng cũng khó bán mà gà thịt cũng không tiêu thụ được”.

Với trại gà đẻ quy mô 60.000 con, chị Hải cho biết, hiện tại, mỗi ngày chị lỗ 12 triệu đồng tiền thức ăn cho gà. Đó là chưa kể tiền thuê người phụ chăm sóc, tiền thuốc, vaccine cũng như vốn đầu tư chuồng trại. “Mỗi con gà đẻ trị giá 150.000 đồng, có phải bán nhà bán cửa thì cũng phải ráng để giữ đàn gà làm vốn. Với lại, con gà của tui đâu có tội gì đâu, chúng vẫn khỏe, vẫn cho trứng hằng ngày”- chị Hải tiếp. Chị cho biết, để sống được, gia đình phải làm nhiều nghề khác nữa như đi bỏ thức ăn chăn nuôi cho các trại, thu mua trứng để bán lại…

Cũng theo chị Hải, tới thời điểm này, rất nhiều hộ chăn nuôi vùng Long An, Tiền Giang đã phải bỏ nghề để đi làm công nhân tại các khu công nghiệp. Theo đó, những cặp vợ chồng nuôi 2.000 – 3.000 gà đều phải chấp nhận dẹp chuồng, đi làm việc khác. Chỉ những hộ người lớn tuổi mới bám lại nuôi gà, vì bỏ nghề họ biết sống bằng cái chi!.
Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập278
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm259
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại192,421
  • Tổng lượt truy cập90,255,814
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây