Học tập đạo đức HCM

“Hiểu” ong để nuôi tốt, lãi cao

Thứ sáu - 05/09/2014 21:12
Nhắc đến người thành công với mô hình nuôi ong ở xã Tây Hiếu (thị xã Thái Hòa, Nghệ An) không ai quên nhắc đến cái tên Hoàng Thanh Thục - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nuôi ong xóm Phú Tân.

Nhờ ham thích nghề nuôi ong và chịu khó học hỏi, ông Thục đã giàu lên từ nuôi ong, mỗi năm thu trên một trăm triệu đồng.

Năm 1982, ông Thục từ chiến trường miền Nam trở về quê hương với thương tật ¼. Về quê, ông cùng với vợ con chăm chỉ làm ăn nhưng đói nghèo cứ bủa vây lấy gia đình ông. Năm 1988, ông “bén duyên” với nghề nuôi ong. Lúc đầu, ông nuôi thử 5 đàn ong. Thấy đầu tư ít, hiệu quả lại cao ông Thục ngày càng mở rộng quy mô nuôi ong. Trong vườn nhà ông giờ lúc nào cũng có 45 - 60 đàn ong khỏe mạnh.

Nuôi ong lâu năm, thạo nghề nên ông Thục hiểu rõ “tính nết” đàn ong và có các biện pháp thích hợp trong việc chống rét, chống nóng, vệ sinh thùng cũng như trợ giúp để đàn ong vượt qua thời gian thiếu vắng mùa hoa. Mới qua vụ mật vải và mật nhãn năm nay, ông Thục đã thu về 350kg mật. Với giá 200.000 đồng/kg, ông đã có khoản doanh thu 70 triệu đồng. Ngoài ra, ông còn có thêm 40 triệu đồng tiền lãi từ việc tạo chúa, chia đàn, bán hơn 40 đàn ong giống mỗi năm.

Ông Thục chia sẻ: “Nuôi ong không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không vất vả như các công việc chân tay khác và ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, người nuôi phải thường xuyên kiểm tra, quan sát diễn biến của đàn ong trong từng thời điểm để có cách chăm sóc phù hợp. Khó khăn nhất trong việc nuôi ong là làm sao giữ được đàn ong trong thời gian mưa rét để nhân giống cho vụ sau”.

Nhờ nghề nuôi ong mà gia đình ông Thục cải thiện được cuộc sống, nuôi 2 con gái ăn học nên người và có vốn đầu tư trồng 2ha cao su. Không chỉ có vậy, vốn cởi mở và không giấu nghề, ông Thục đã giúp rất nhiều nông dân khác thoát nghèo bằng việc tư vấn kỹ thuật, truyền nghề nuôi ong cho họ.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập326
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại188,892
  • Tổng lượt truy cập90,252,285
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây