Học tập đạo đức HCM

Học nghề bài bản, nông sản an toàn

Thứ năm - 03/01/2013 03:12
Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, ngoài một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực có kiểm soát chất lượng, còn phần lớn hàng hóa nông sản, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm như rau, củ, quả do ND làm ra rất khó kiểm soát về chất lượng.

Thiếu cơ chế, chính sách

Lý giải về thực trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm của nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm hiện nay ở Việt Nam, TS Phạm Thanh Hải và nhóm nghiên cứu của Trường Cao đẳng NNPTNT Bắc Bộ cho rằng có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do chưa kiểm soát an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản theo chuỗi giá trị. Việt Nam hiện vẫn còn thiếu các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách để khuyến khích phát triển chuỗi thực phẩm an toàn.

Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lều Vũ Điều (trái) và TS Helmut Born thăm mô hình trồng chè an toàn của ND huyện Yên Sơn (Tuyên Quang).

Theo bà Nguyễn Thị Loan - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ ND, nông thôn (T.Ư Hội NDVN), ND hoàn toàn có thể nắm bắt và thực hành tốt những quy trình kỹ thuật sản xuất an toàn nếu được tổ chức học nghề bài bản. Bà Loan lấy thực tế từ các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ mà Hội xây dựng được trong những năm qua dưới sự tài trợ của ADDA (Đan Mạch).

“Điểm đáng chú ý là các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ này đã gắn với việc kiểm soát chất lượng nông sản theo chuỗi giá trị; liên kết với thị trường, bước đầu hình thành các kênh tiêu thụ... Có kết quả này, trước đó ND được đào tạo kiến thức, kỹ năng về sản xuất nông nghiệp hữu cơ bài bản”.

Thực phẩm an toàn - kinh nghiệm từ Đức

Cuối tuần qua, đoàn Hội ND Liên bang Đức (DBV) do TS Helmut Born - Tổng Thư ký dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc với T.Ư Hội NDVN. Trong thời gian làm việc, các chuyên gia của DBV đã chia sẻ kinh nghiệm dạy nghề cho ND, chủ trang trại gắn với chuỗi giá trị nông sản, thực phẩm.

Ông Oliver Thelen - chuyên gia về quản lý an toàn thực phẩm của DBV cho biết: “Từ năm 2001 đến nay, DBV xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn kiểm định chất lượng thực phẩm QS. Để đạt được chứng nhận kiểm định QS, các chủ trang trại, cơ sở chế biến, doanh nghiệp tiêu thụ phải đạt được hàng loạt các chỉ tiêu, từ nguồn thức ăn nguyên liệu tới thực hành chăn nuôi, trồng trọt, bán buôn, bán lẻ. Đương nhiên, DBV cũng phải tổ chức dạy nghề cho ND, chủ trang trại theo hướng gắn liền với việc thực hành QS”.

Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Lều Vũ Điều cho biết: “Thời gian tới, T.Ư Hội NDVN và một số bộ, ngành của Việt Nam sẽ phối hợp với DBV tổ chức thí điểm dạy nghề cho ND gắn với thực hành hệ thống kiểm định thực phẩm QS”.
Theo TS Helmut Born, chính tổ chức dạy nghề cho ND gắn với thực hành tiêu chuẩn QS đã góp phần giúp nước Đức nhanh chóng vượt qua các cuộc khủng hoảng về chất lượng thực phẩm như vụ bò điên năm 2001.

“Trong thực hành nông nghiệp, Việt Nam có thể áp dụng ngay một số tiêu chuẩn của QS, các tiêu chuẩn khác có thể áp dụng sau. Tất nhiên, để có QS trong nông sản thực phẩm, trước đó ND phải được đào tạo, dạy nghề gắn với hệ thống kiểm định QS”- TS H. Born chia sẻ.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập398
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm389
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại225,146
  • Tổng lượt truy cập90,288,539
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây