Học tập đạo đức HCM

Kinh nghiệm chống nắng, chống mưa cho dưa

Chủ nhật - 25/06/2017 22:07
Áp dụng các kỹ thuật che phủ ni lông và lưới ni lông đen đem lại nhiều lợi ích...

 

Bước vào vụ dưa hè, về thăm vùng dưa Nam Cầu, xã Phạm Trấn, Gia Lộc (Hải Dương), cả cánh đồng phủ một màu trắng của ni lông trắng che phủ luống dưa, nhưng với thời tiết khắc nghiệt của đợt nắng nóng kỷ lục có ngày nhiệt độ cao trên 40oC, độ ẩm không khí thấp 40 - 50%, dưa sinh trưởng phát triển chậm.

14-12-30_khum_nilon_trng_ket_hop_luoi_nilon_den_che_du
14-12-30_khum_nilon_trng_ket_hop_luoi_den_che_phu_luong_du
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật che phủ luống dưa

Bên cạnh đó, một số thửa ruộng được che lưới ni lông đen cây dưa vẫn xanh tốt và sinh trưởng phát triển bình thường.

Xã Phạm Trấn là xã trọng điểm về sản xuất rau màu, đặc biệt là vụ xuân và vụ hè diện tích trồng dưa lê, dưa lê chất lượng cao, dưa hấu mỗi vụ 30 - 50ha.

Chúng tôi đến thăm mô hình trồng dưa che phủ lưới ni lông đen và ni lông trắng của bà Nguyễn Thị Phượng, hiệu quả của che phủ lưới ni lông đen rõ rệt, mức độ sinh trưởng của dưa được che phủ với không che phủ lưới ni lông đen chênh lệch rõ rệt về chiều dài thân cây, lá cây to dày hơn, những cây được che phủ đã bước vào giai đoạn ra hoa còn cây không được che phủ thì chưa ra hoa.

Bà Nguyễn Thị Phượng cho biết: “Tôi được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông về kỹ thuật che phủ ni lông trắng và lưới ni lông đen để chống mưa, chống nắng to cho cây dưa. Vụ xuân nhà tôi trồng 2 sào dưa Kim Nhật Hoàng của công ty Phù Sa. Qua thực tế sản xuất vụ xuân, dưa của gia đình nhà tôi số cây chết do thối gốc ít, sâu bệnh hại ít, vụ xuân nhà tôi thu được trên 13 triệu đồng. Các hộ không sử dụng ni lông trắng che phủ cho dưa, đại đa số phải gieo trồng lại, số cây chết nhiều, nhiều hộ không được thu hoạch".

Cũng theo bà Phượng, ở địa phương này 100% số hộ trồng dưa đều sử dụng màng phủ nông nghiệp để phủ mặt luống. Sang đến vụ hè, hầu hết các hộ đã sử dụng ni lông trắng kết hợp khum che phủ luống chống mưa. Vụ hè gia đình bà trồng giống dưa Kim HT vân lưới. Đây là giống dưa khó trồng, khả năng chịu nóng kém. Mặt luống phủ màng phủ nông nghiệp tiếp đến là khum và ni lông trắng, phía trên phủ lưới ni lông đen.

Có thể nói, việc sử dụng màng phủ nông nghiệp của nông dân xã Phạm Trấn hoàn toàn khoa học, phù hợp với tình hình thời tiết vụ hè, vụ xuân, phù hợp với đặc điểm cây trồng. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến có độ an toàn cao, ít phụ thuộc vào thời tiết, phù hợp với điều kiện về vốn của nông dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Những ngày qua rất nhiều hộ đến xem ruộng dưa của bà, thấy sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện nắng nóng gió tây. Điều tiết lưới ni lông đen phù hợp với điều kiện thời tiết từng ngày, những ngày nắng nhẹ trời râm thì lưới ni lông đen thu gọn vào giữa luống, những ngày nắng nóng thì căng lưới che phủ kín. Trong ngày, nếu nắng sớm thì che sớm, buổi chiều chuyển sang nắng nhẹ thì thu lại để điều hòa ánh sáng cho cây sinh trưởng phát triển.

"Với việc áp dụng kỹ thuật trên thì độ an toàn cao mặc dù chi phí có tăng lên nhưng dưa sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao hơn so với không che phủ lưới ni lông đen, hình thức quả đẹp hơn nên dễ bán và bán được giá. Tuy vậy, cũng vất vả khi trời mưa giông phải buộc chằng tốt”, bà Phượng chia sẻ.

Ông Hoàng Văn Thảnh là người trồng dưa có kinh nghiệm vui vẻ nhận xét: “Áp dụng các kỹ thuật che phủ ni lông và lưới ni lông đen đem lại nhiều lợi ích: Sử dụng màng phủ nông nghiệp che phủ mặt luống, giữ độ ẩm cho luống tốt, hạn chế rửa trôi phân bón, hạn chế sâu bệnh, cỏ dại. Khum và ni lông trắng che phủ phía trên, mép ni lông cách mặt luống 20 - 25cm nên không khí vẫn lưu thông được, ánh sáng đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển, giảm bớt độ ẩm do mưa và trong những ngày đêm và sáng có nhiều sương, mưa to cây không bị rập lá nên cây ít bị bệnh.

Lưới ni lông đen che phía trên làm giảm nhiệt, giảm bớt ánh sáng nên khi thời tiết nắng nóng cao cây vẫn sinh trưởng phát triển được. Các mô hình trồng dưa phủ ni lông trắng kết hợp khum che của một số hộ trồng vài vụ trước, vụ hè này đã lan tỏa ra khắp thôn, xã và nhiều xã bên. Ứng dụng kỹ thuật trên đã mang lại mức thu nhập tăng lên khoảng 20% do tiết kiệm được chi phí về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, năng suất tăng lên”.

Theo Bùi Văn Viện/nongnghiep.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập414
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm404
  • Hôm nay23,197
  • Tháng hiện tại201,764
  • Tổng lượt truy cập90,265,157
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây