Học tập đạo đức HCM

Kinh nghiệm trồng chuối theo GAP của Philippines

Thứ tư - 03/10/2012 03:35
Chuối là loại cây ăn trái quan trọng bậc nhất đối với Philippines về mặt sản lượng và diện tích. Do có giá trị dinh dưỡng và giá cả rẻ hơn so với xoài và khóm (dứa) nên chuối dễ tiêu thụ.

 

Từ đó đã khuyến khích nông dân Philippines trồng trong nhiều vùng sản xuất trên cả nước với khoảng 80 giống chuối khác nhau cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Trong đó giống chuối Saba (còn gọi là Cardaba) - một giống lai tam bội có nguồn gốc Philippines, có nhu cầu tiêu thụ khá cao.

Ở nước ta, mặt hàng chuối cũng chiếm vai trò quan trọng về kinh tế và xã hội. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu chuối của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm tỷ lệ lớn và ổn định. Theo đề án quy hoạch phát triển đến năm 2020 của Bộ NNPTNT, chuối là cây chủ lực ở nhiều địa phương. Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL đang trồng chuối để xuất khẩu tăng thu nhập. Bộ Công Thương xem việc xuất khẩu chuối là một mặt hàng quan trọng mà Việt Nam có nhiều lợi thế. Còn ở Hướng Hóa (Quảng Trị) cây chuối là cây xóa đói giảm nghèo và làm giàu của không ít hộ gia đình…

Trồng chuối ở Việt Nam còn manh mún, chưa có quy hoạch vùng tập trung.

Tuy nhiên, việc sản xuất chuối hàng hóa của nước ta nhìn chung còn lạc hậu, chủ yếu trồng với diện tích nhỏ, manh mún, chưa có quy hoạch vùng tập trung. Một số công ty thu mua chuối xuất khẩu từ các hộ nông dân trồng rải rác trên những vùng đồi núi ở tỉnh Lâm Đồng, chi phí thu mua và vận chuyển cao. Còn ngành trồng chuối cho xuất khẩu của Philippines, vì họ tổ chức được vùng trồng tập trung và hợp tác hóa nên đã áp dụng được công nghệ tự động hóa theo kiểu dây chuyền rất hiện đại. Chuối xuất khẩu sang các nước châu Âu yêu cầu sản phẩm an toàn nên Philippines đã áp dụng quy trình sản xuất theo GAP nhiều năm nay và có nhiều kinh nghiệm tốt cho nước ta đối với việc phát triển sản xuất chuối cho xuất khẩu theo VietGAP.

Trong quá trình xây dựng vùng chuối xuất khẩu theo GAP, để tăng năng suất và hiệu quả ở các trang trại, Philippines đã nghiên cứu áp dụng các yếu tố như: Sử dụng lao động và phân bón phù hợp theo PhilGAP, chủ nhân hoạt động kiểu trang trại đa dạng hóa, điều kiện đất đai phù hợp, khoảng cách giữa các đồi trồng chuối trên dưới 20m và khoảng cách từ trang trại đến nhà ở của người trồng ngắn… Đây là những yếu tố quyết định giúp tăng năng suất và lợi nhuận cao hơn những vùng không áp dụng PhilGAP.

Các giải pháp phát triển sản phẩm PhilGAP là: Đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của các nhà bán lẻ, ưu tiên nhu cầu đổi mới và kỳ vọng của người tiêu thụ, các đòi hỏi về thương mại theo tiêu chuẩn WTO, PhilGAP phải phù hợp với GlobalGAP và chương trình GAP các nước khác.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập298
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm292
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại225,021
  • Tổng lượt truy cập90,288,414
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây